- Final Year Project (FYP)
Authors: Phạm, Thị Hoa; Advisor: Vũ, Vân Nga; Đỗ, Thị Quỳnh (2022) - Thực tế gần đây cũng có nhiều nghiên cứu liên quan về sốt xuất huyết. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ tập trung vào các vấn đề như tình hình dịch tễ, các kỹ thuật chẩn đoán, hay nghiên cứu về bệnh lý miễn dịch của Virus Dengue mà chưa tập trung nghiên cứu về việc sử thuốc cụ thể trong điều trị. Với mong muốn đánh giá tinh hình sử dụng thuốc cũng như yếu tố liên quan trong việc điều trị SXHD, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ sốt và truyền dung dịch
đẳng trương trong điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết năm 2019 tại Hà nội” với hai mục tiêu sau: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ sốt và dung dịch đẳng trương trong điều trị sốt xuất huyết; Tìm hiểu một s...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Ngô, Thị Ánh Tuyết; Advisor: Vũ, Vân Nga; Đỗ, Thị Quỳnh (2023) - Sử dụng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu (Clopidogrel, Ticagrelor) trong điều trị HCMVC góp phần giảm đáng kể tỉ lệ biến cố tim mạch nặng (tử vong, nhồi máu cơ tim tái phát, đột quỵ não) của bệnh này [15,16]. Vì vậy, các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu được Hội Tim mạch học Châu Âu, Mỹ, cũng như Việt Nam khuyến cáo sử dụng trong điều trị HCMVC [4,17]. Điều này góp phần làm giảm số ca nhồi máu cơ tim 3,3%/năm, giảm số ca tử vong do bệnh mạch vành khoảng 1%/năm ở Mỹ [5]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng nhóm thuốc chống ngưng tập tiểu cầu trên bệnh nhân HCMVC tại Viện Tim Mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Vì vậy, đề tài: “Khảo sát tình trạng sử dụng thuốc chống ngư...
|
- Article
Authors: Vũ, Vân Nga; Đỗ, Thị Quỳnh; Vũ, Thị Mai Anh; Vũ, Thị Thơm (2018) - Những năm gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên 269 cán bộ, nhân viên một trường đại học ở Hà Nội năm 2016 trong độ tuổi từ 20 đến 64. Kết quả cho thấy 43,8% đối tươṇ g thừ a cân - beo phì; 12,3% tăng huyết áp; 29,0% rối loaṇ lipid máu. Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ ở nam cao hơn nữ. Tỷ lệ cán bộ nhân viên của trường mắc tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thấp hơn so với cộng đồng. Có sự liên quan giữa giới tính với tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trong khi nhóm tuổi chủ yếu liên quan tới tình trạng tăng ...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Đỗ, Thị Thùy; Advisor: Đỗ, Thị Quỳnh; Bùi, Thị Thu Hoài (2022) - Khóa luận nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân
sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện E năm 2019-2020. Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa một số đặc điểm của bệnh nhân
đối với kết quả xét nghiệm nhanh NS1, IgM, IgG tại bệnh viện E năm
2019-2020
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Phương Anh; Advisor: Đỗ, Thị Quỳnh; Vũ, Vân Nga (2023) - Trong các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng thận, Creatinin máu
đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi nhằm phát hiện và tiên lượng
tình trạng suy giảm chức năng thận, đánh giá tổn thương thận cấp tính và bệnh
thận mạn tính. Creatinin chủ yếu hình thành từ creatine được tổng hợp ở gan
và nồng độ Creatinin máu được đánh giá là chỉ số có độ nhạy và được sử dụng
phổ biến để làm thông số đánh giá hàng ngày về chức năng thận khi theo dõi
định kỳ bệnh nhân ghép thận. Bên cạnh Creatinine, Ure cũng là một sản
phẩm được tạo ra từ quá trình phân hủy protein, được thận đào thải khỏi cơ thể
qua nước tiểu gần như hoàn toàn. Do đó, Ure cũng được ứng dụng lâm sàng
trong việc đ...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Đào, Thị Khánh Linh; Advisor: Đào, Huyền Quyên; Đỗ, Thị Quỳnh (2021) - Xác định nồng độ đáy C0 của Tacrolimus trên bệnh nhân trong vòng 8 ngày sau ghép thận. Tìm hiểu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ đáy C0 của Tacrolimus trên bệnh nhân sau ghép thận
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Trương, Thị Hoài Phương; Advisor: Phạm, Thị Nguyệt Hằng; Đỗ, Thị Quỳnh (2021) - Các thử nghiệm hành vi: Ruồi giấm đột biến gen được sử dụng cao chiết cồn TTRC nồng độ 4 mg/ml có tác dụng cải thiện khả năng vận động của ấu trùng ruồi giấm so với lô chứng bệnh lý với p < 0,05. Khả năng trèo của ruồi giấm trưởng thành được điều trị với cao chiết cồn TTRC nồng độ 2 mg/ml cải thiện hơn dựa vào chỉ số vận động so với lô chứng bệnh lý với p < 0,05. Khả năng tương tác cộng đồng của ruồi giấm đột biến gen mang hội chứng tự kỷ được sử dụng cao chiết cồn TTRC nồng độ 2 mg/ml được cải thiện so với lô chứng bệnh lý với p < 0,01...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Thùy Duyên; Advisor: Đỗ, Thị Quỳnh; Vũ, Vân Nga (2023) - Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn mặc dù đã và đang được quan
tâm nghiên cứu bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên số lượng và quy mô các
công trình nghiên cứu ở Việt Nam còn khá khiêm tốn. Mặt khác, mối liên quan giữa
mỗi chỉ số lipid máu với bệnh thận mạn vẫn còn chưa rõ ràng. Vẫn còn nhiều tranh
cãi xoanh quanh giả thiết rằng rối loạn các chỉ số lipid máu có phải là một yếu tố nguy
cơ độc lập với bệnh thận mạn hay không. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về trạng rối loạn lipid máu trên nhóm bệnh nhân
bệnh thận mạn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng rối loạn
lipid máu ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tại Bệnh viện Bạch Mai” với mục
ti...
|
- Research project
Authors: Lê, Ngọc Thành (2022) - Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghệ plasma lạnh cũng như công nghệ exosome từ tế bảo gốc trung mô mô mỡ đã được áp dụng riêng rẽ trên các mô hình liền vết thương in vitro, in vivo và một số ca bệnh, đặc biệt là những trường hợp có tổn thương da mạn tính . Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tác dụng cộng gộp trong cơ chế liền vết thương của cả hai phương pháp này trên cùng một mô hình điều trị tổn thương da. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm cung cấp thêm bằng chứng cho một liệu pháp điều trị mới, an toàn, hiệu quả và đột phá hơn đặc biệt là với các vết thương chậm liền, mạn tính.
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Thị Hạnh; Advisor: Hồ, Mỹ Dung; Đỗ, Thị Quỳnh (2022) - Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, mắt, thận và làm tăng nguy cơ tử vong. Trong đó loét bàn chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và khó điều trị. Các nghiên cứu đã cho thấy có đến 6,3% bệnh nhân ĐTĐ mắc các biến chứng loét da mạn tính [31]. Loét chi mạn tính gây viêm mãn tính và kéo
theo nhiều biến chứng khác như hoại tử, viêm xương khớp, nhiễm trùng huyết,... Loét chi mạn tính và các vấn đề về chậm liền vết thương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh mà còn là gánh nặng về kinh tế cho toàn xã hội. Tại Mỹ, chi phí điều trị loét chi mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ hàng năm...
|
- Research project
Authors: Đỗ, Thị Quỳnh; Nguyễn, Thị Thùy; Vũ, Thị Thơm; Phạm, Hồng Nhung; Phạm, Văn Đếm; Phạm, Văn Hựu; Đỗ, Thị Lệ Hằng; Mạc, Đăng Tuấn (2018) - Acenocoumarol đã đuợc sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh nhân thay van tim (HVR) tại Việt Nam. Các đáp ứng thuốc khác nhau giữa các bệnh nhân có thể liên quan tới yếu tố di truyền cũng như quá trình chuyển hóa thuốc. Do đó, mục đích của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa liều lượng acenocoumarol và đa hình di truyền của các gen CYP2C9 *3, VKORC1-1173 C> T và VKORC1-1639 G> A. Một trăm năm mươi bệnh nhân HVR tham gia nghiên cứu này. Các mẫu máu được thu thập và phân tích bằng phương pháp PCR – Giải trình tự. Kết quả cho thấy không xuất hiện kiểu gen đồng hợp từ (CC) của CYP2C9 *3, trong khi kiểu gen đồng hợp tử kiểu dại (AA) và dị hợp từ (AC) là phổ biến nhất với 95,3% v...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Lê, Thị Xuân Quỳnh; Advisor: Nguyễn, Đình Minh; Đỗ, Thị Quỳnh (2022) - Khóa luận nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân nữ mắc hội
chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng mảnh
ghép môi bé âm hộ. Đánh giá bước đầu kết quả sau phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng mảnh ghép niêm
bé âm hộ.
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Hà, Minh Hoàn; Advisor: Nguyễn, Đình Minh; Đỗ, Thị Quỳnh (2021) - Mô tả kết quả điều trị trên một số bệnh nhân có tổn thương da được điều trị plasma lạnh tại Bệnh viện E. Điều trị plasma lạnh trên bệnh nhân tổn thương da cấp tính, kết quả biểu mô hóa nhanh, phục hồi mô tốt, chưa ghi nhận tác dụng phụ, cũng như ghi nhận hiệu quả điều trị tích cực của phương pháp plasma lạnh trên tổn thương chậm liền, phức tạp ở bệnh nhân đái tháo đường như loét bàn chân đái tháo đường hoặc loét tỳ đè vùng cùng cụt
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Thu Hà; Advisor: Đỗ, Thị Quỳnh; Hồ, Mỹ Dung (2022) - Trên thế giới một số nghiên cứu đã tiến hành sử dụng phương pháp CAP trong điều trị vết thương trên bệnh nhân ĐTĐ trên một số thiết bị phát tia CAP của các nước sáng chế, tuy nhiên các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng vẫn còn hạn chế về số lượng và thiết kế nghiên cứu. Tại Việt Nam, năm 2019 Bộ Y tế đã cấp phép cho sử dụng máy PlasmaMed do Việt Nam sản xuất cho việc điều trị các vết thương ngoài da trên bệnh nhân. Theo công bố gần đây, chủ yếu các cơ sở y tế dùng CAP cho việc điều trị vết thương phẫu thuật hoặc vết bỏng, dữ liệu nghiên cứu hiệu quả của CAP trên vết thương mạn tính trong đó có ĐTĐ còn rất hạn chế. Do đó, để mở rộng, cung cấp những dữ liệu cho việc phát triển, xây d...
|
- Final Year Project (FYP)
Authors: Nguyễn, Khánh Linh; Advisor: Vũ, Ngọc Trung; Đỗ, Thị Quỳnh (2021) - Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp. So sánh khả năng dự báo biến cố của thang điểm GRACE và TIMI trên bệnh nhân
hội chứng mạch vành cấp
|
- Thesis
Authors: Lê, Thị Hòa; Advisor: Đỗ, Thị Quỳnh; Vũ, Vân Nga (2019) - Đề tài cung cấp thông tin nguy cơ tim mạch với những đặc điểm đặc thù như lối sống tĩnh tại, lao động trí óc, đồng thời chưa mắc các bệnh lý tim mạch như trong kết cục dự báo của thang điểm Framingham 2008. Qua đó hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu chính: 1- Đánh giá nguy cơ tim mạch 10 năm của cán bộ ĐHQGHN theo thang điểm Framingham 2008. 2- Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi, huyết áp tâm thu, cholestrerol, HDL với nguy cơ tim mạch theo thang điểm trên
|