- Conference Paper
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2013) - Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số ngữ liệu và thông tin về diễn biến của ba tổ hợp thể hiện trên một số chứng tích được ghi chép bằng chữ Quốc ngữ thế kỉ XVII, XVIII và XIX.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2019) - Bài viết này trình bày kết quả phân tích hiện tượng ngữ pháp hóa của một số từ làm thành tố phụ cho vị từ trung tâm trong ngữ vị từ, từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay. Tôi thấy rằng sự biến đổi ngữ nghĩa đóng vai trò chính yếu trong quá trình ngữ pháp hóa các từ đó và quá trình ngữ pháp hóa đó diễn ra trên cơ sở các biến đổi ngữ nghĩa của chúng. Bên cạnh đó, những phân tích định lượng cũng cho thấy xu thế và mức độ ngữ pháp hóa một số vị từ vận động có hướng khi chúng đóng vai trò làm thành tố phụ sau thành tố chính trong ngữ vị từ.
|
- Dissertations
Authors: Võ, Thị Minh Hà; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2017) - Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu (khảo chứng và phân tích) tổ chức của danh ngữ và động ngữ tiếng Việt thế kỉ XVII (về các mặt: thành tố cấu tạo, sự phân bố trong tổ chức nội bộ của chúng, năng lực hoạt động và mối quan hệ giữa các thành tố với nhau…)
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (1986) - Từ hai thực từ ban đầu (chăng và không một gốc Việt, một gốc Hán), ngày nay tiếng Việt có ba từ chăng, chẳng và không cùng đứng trong một nhóm lớn hơn với các từ phủ định: đừng, chớ, chưa {chửa). Diễn biến của ba từ đó là một trong những minh chứng về quá trình giải tỏa ngữ nghĩa, quá trình hư hỏa của những thực từ đề trở thành hư lừ (từ công cụ).
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2015) - Bài báo này trình bày những phân tích về luận điểm khoa học, vai trò, giá trị và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt cũng như quan hệ cội nguồn của nó trong ba công trình: Etudes sur la phonetique historique de la langue Annamite. Les initiales (Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng An Nam.Các âm đầu) của H. Maspero, năm 1912; La place du Vietnamien dans les langues Austroasiatique (Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á), năm 1953 và De l’origine des tons en Vietnamien (Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt), năm 1954 của A. G. H udri ourt. Các phân tích cho thấy: với phương pháp, kết quả và những thay đổi có tính bước ngoặt trong nhận thức và hiện thực nghiên cứu củ...
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu; Nguyễn, Thị Dung (2009) - Bài nghiên cứu này khảo sát 779 thành ngữ mà ngoài các nghĩa biểu hiện ra, chúng còn chứa hàm ý khen (21 chủ đề) hoặc chê (51 chủ đề) cùa người nói đối với người được nói tới. Chúng tôi thấy: Trong 137 thành ngữ có hàm ý khen thì khen về phẩm chất, nhân cách, hành vi, thái độ ứng xử... nhiều hơn (76 đơn vị), so với khen về các đặc điểm thuộc tính hình thức (61 đơn vị). Sự biểu hiện của các thành ngữ có hàm ý khen thường rất ước lệ, ít thành ngữ có ý nghĩa miêu tả cụ thể. 642 thành ngữ có hàm ý chê thì chê về phẩm chất, đạo đức, nhân cách, trí tuệ, hành vi, thái độ ứng xử của con người là chủ yếu (595 đơn vị), số có hàm ý chê về hình thức (gồm cả chê về sức khỏe) rất ít ỏi: 47 đơn vị. ...
|
- Dissertation
Authors: Phatcharaphong, Phubetpeerawat; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu; Nguyễn, Ngọc Bình (2022) - Thực hiện nghiên cứu này, tác gải nhằm hai mục đích chính: a) Làm rõ thực trạng cấu trúc ngữ âm, âm vị học tiếng Việt của Việt kiều ở tỉnh Mukdahan (qua hệ thống phụ âm đầu, vần và thanh điệu). b) Làm rõ những đặc điểm tƣơng đồng/đồng nhất và khác biệt giữa hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan với hệ thống ngữ âm trong phƣơng ngữ Trung và phƣơng ngữ Bắc ở Việt Nam. Thực chất, mục đích thứ hai này cũng là để đạt đƣợc mục đích thứ nhất: làm rõ hiện trạng hệ thống ngữ âm, âm vị học tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan; qua đó có thể tiến tới dự báo những thay đổi trong ngữ âm tiếng Việt của Việt kiều ở Mukdahan.
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2010) - Bài này khảo sát những từ cổ được dùng trong ba văn bản được viết bằng chữ quốc ngữ thế kỉ XVII: thư của Igesico Văn Tín gửi Marini, viết ngày 12-9-1659, thư của Bento thiện gửi Marini, viết ngày 25-10-1659, văn bản nói về Lịch sử nước Annam cũng do B. Thiện soạn thảo khoảng đầu hoặc giữa năm 1659, gửi cho Marini. Các kết quả chính thu được là như sau:
- Trong vốn từ được dùng ở ba văn bản nói trên, có 45 từ nay đã là từ cổ, bao gồm: 27 thực từ (gồm cả những từ vẫn còn trong tiếng Việt ngày nay, nhưng vào thế kỉ XVII chúng được dùng với nghĩa cổ, nay không còn sử dụng nữa) và 18 hư từ.
- Trong 18 hư từ nêu trên, nếu xét về mặt chức năng của chúng, có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn:...
|
- Article
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2010) - Bài này khảo sát những từ cổ được dùng trong ba văn bản được viết bằng chữ quốc ngữ
thế kỉ XVII: thư của Igesico Văn Tín gửi Marini, viết ngày 12-9-1659, thư của Bento thiện gửi
Marini, viết ngày 25-10-1659, văn bản nói về Lịch sử nước Annam cũng do B. Thiện soạn thảo
khoảng đầu hoặc giữa năm 1659, gửi cho Marini.
Các kết quả chính thu được là như sau:
- Trong vốn từ được dùng ở ba văn bản nói trên, có 45 từ nay đã là từ cổ, bao gồm: 27 thực từ
(gồm cả những từ vẫn còn trong tiếng Việt ngày nay, nhưng vào thế kỉ XVII chúng được dùng với
nghĩa cổ, nay không còn sử dụng nữa) và 18 hư từ.
- Trong 18 hư từ nêu trên, nếu xét về mặt chức năng của chúng, có thể chia thành các nhóm nh...
|
- Thesis
Authors: Phạm, Thị Hương Giang; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2012) - Nghiên cứu lời định nghĩa của danh từ, vị từ (vị từ “động”) trong Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên năm 2000 (chọn một số nhóm nổi bật và miêu tả mô hình định nghĩa đặc trưng của chúng). Dựa trên cơ sở lý thuyết phân loại danh từ, vị từ “động” thành các tiểu loại. Mỗi tiểu loại lại được chia thành các nhóm theo chủ đề.
|
- Article
Authors: Đinh, Văn Đức; Vũ, Đức Nghiệu; Dương, Hồng Nhung (2007) - Quảng cáo trên báo chí quốc ngữ đầu thế kỷ XX đã tạo ra sức lôi cuốn nhất định cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên các nhãn hiệu sản phẩm lúc đó chưa phong phú, đa dạng. Mới đầu phần lớn chỉ là những lời rao vặt bán hàng, những thông báo, sau đó mới giới thiệu trực tiếp mặt hàng, chủ hàng một cách đầy đủ. Về mặt từ ngữ chúng tôi đã thống kê tên gọi các mặt hàng, sản phẩm xuất hiện trong các quảng cáo của báo chí quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
|
- Dissertation
Authors: Phan, Thị Thu Thủy; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2020) - Thực hiện đề tài này, luận án hướng đến mục đích làm sáng tỏ một số đặc điểm của ngôn ngữ văn bản nghị định, thông tư từ góc độ phân tích diễn ngôn. Đặc biệt, luận án chú ý đến phương thức và phương tiện ngôn ngữ để biểu thị quan hệ liên nhân và chức năng tác động của diễn ngôn.
|
- Conference Paper
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2016) - Trong bài viết này, chủng tôi phân tích trung tâm danh ngữ từ thời tiếng Việt cổ - cận đại và phát hiện ba điểm dị biệt của chúng so với trung tâm danh ngữ hiện nay. 1. Có danh từ khối [- đếm được] trực tiếp kết hợp với lượng ngữ hàm nghĩa số đẳng trước. Ví dụ: trên dài để một thơ tuyệt củ, một trứng bỏ giữa đàng, hơn hai chục gà ... 2. Có danh từ khối (- đếm được] chi loại “nhảy vào" vị trí trung tâm, đồng thời kết hợp với định ngữ trực chi (thuộc tiểu loại định ngữ chỉ định - indexical adjuncts) ở phía sau để chỉ cá thể; phía trước có hoặc không kết hợp với lượng ngữ hàm nghĩa số. Mô hình của các danh ngữ này được thế hiện là: (4) lượng ngữ hàm nghĩa số + DK (- đểm được] + định ngữ ...
|
- Working Paper
Authors: Vũ, Đức Nghiệu; Nguyễn, Thị Dung (2008) - Trong các ngôn ngữ, thành ngữ là loại đơn vị mà ở đó người ta có thể tìm được khá nhiều thông tin về mặt ngôn ngữ, văn hoá, đặc điểm dân tộc và ngay cả các triết lý nhân sinh... Ở tiếng Việt, bên cạnh những thành ngữ mang ý nghĩa định danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường như: “cơm bưng nước rót”; “lạnh như tiền”; “buồn như chấu cắn”; “già kén kẹn hom”; “nuôi ong tay áo”; “đồng không mông quạnh”... còn có những thành ngữ nói về con người m à n goài c ác ý n ghĩa đ ịnh danh, ý nghĩa biểu hiện bình thường ra, còn bao hàm cả ý khen ngợi hoặc chê bai, thể hiện thái độ khen, chê của người nói đối với đối tượng được nói tới. Ví dụ: “mặt hoa da phấn”; “lòng ngay dạ thẳng”; “có thuỷ có chung”; ...
|
- Thesis
Authors: Vũ, Đức Nghiệu; Advisor: PGS,PTS Lê Quang Thiêm; PGS,PTS Nguyễn Thiện Giáp (1996) - 155 tr.; Nghiên cứu những liên hệ về mặt lịch sử của các âm đầu tiếng Việt; Phân tích mối liên hệ giữa các âm đầu trong các nhóm đầu được khảo sát; Các kiểu liên hệ về nghĩa trong các nhóm từ được khảo sát; Giới hạn biến dịch của các mặt: Nghữ âm, nghĩa và biểu vật (...); Electronic Resources; Luận án PTS. Lý luận ngôn ngữ -- Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, 1996
|
- Conference Paper
Authors: Trần, Thị Nga; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2000) - Hiện nay, vấn đề quá tải nội dung chương trình giáo dục trong nhà trường đang được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là môn văn và toán. Có hay không tình trạng trên ? Để góp phần trả lời cho câu hỏi này các tác giả của bài viết đã tiến hành khảo sát sơ bộ nội dung của một số tiết mở rộng vốn yếu tố Hán Việt trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 6.
|
- -
Authors: Nguyễn, Thị Quỳnh Trang; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2016) - Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; Luận văn đã tập hợp, tổng kết các nghiên cứu lý luận về danh ngữ để xây dựng khung lý thuyết.
- Miêu tả phân tích cấu trúc của danh ngữ tiếng Bồ và danh ngữ tiếng Việt. So sánh đối chiếu phần trung tâm, phần đầu và phần cuối của danh ngữ Bồ - Việt. So sánh, đối chiếu các thành tố ở từng vị trí trong cấu trúc của danh ngữ Bồ - Việt. Rút ra những điểm tương đồng và dị biệt của danh ngữ Bồ - Việt để phục vụ cho việc dạy – học tiếng Bồ cho người Việt, và tiếng Việt cho người có bản ngữ Bồ Đào Nha.
|
- -
Authors: Trần, Thị Hải Yến; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2016) - Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; Luận văn đã tập hợp, tổng kết các nghiên cứu lý luận về động ngữ để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. Miêu tả phân tích cấu trúc của động ngữ tiếng Bồ Đào Nha và động ngữ tiếng Việt. So sánh đối chiếu phần trung tâm, phần đầu và phần cuối của động ngữ Bồ Đào Nha - Việt. So sánh, đối chiếu các thành tố ở từng vị trí trong cấu trúc của động ngữ Bồ Đào Nha - Việt. Rút ra những điểm tương đồng và dị biệt của động ngữ Bồ Đào Nha - Việt để phục vụ cho việc dạy – học tiếng Bồ Đào Nha cho người Việt, và tiếng Việt cho người có bản ngữ Bồ Đào Nha.
|
- Dissertation
Authors: Đoàn, Hữu Dũng; Advisor: Vũ, Đức Nghiệu (2020) - Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Việt và tiếng Nga với tư cách là ngoại ngữ, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga” để giúp người học thông hiểu, sử dụng đúng ngữ pháp, đặc biệt là ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ. Tác giả sẽ nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện ngữ pháp và cách thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ, trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy - học tập tiếng Việt và tiếng Nga, hoạt động phiên biên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nga và ngược lại, cũng như hoạt động biên soạn các loại từ điển liên qu...
|
- Other
Authors: Vũ, Đức Nghiệu (2005) - Tổng kết những vấn đề lý thuyết hữu quan và kinh nghiệm thực tiễn về thiết kế khung chương trình "Học tiếng Việt trên truyền hình" và một số phương pháp dạy tiếng chủ yếu. Bước đầu thiết kế mô hình bài dạy và các dạng bài tập để xây dựng một chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình. Dựa trên kết quả nghiên cứu, xây dựng được một chuyên đề ứng với một môn học thuộc lĩnh vực của ngôn ngữ học ứng dụng, cung cấp thêm những kiến thức nghiệp vụ (thiết kế chương trình dạy tiếng, kỹ thuật nghe nhìn của truyền hình...) cho sinh viên ngôn ngữ học
|