Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là nền tảng hình thành nên nhân cách của các em sau này. Bên cạnh tăng cường thể chất, phát triển ngôn ngữ, định hướng cảm xúc tích cực và trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội, việc hình thành và phát triển khả năng nhận thức là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cấp thiết, bởi việc theo sát từng giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ ngay từ cấp học mầm non sẽ là nền tảng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ mai sau. Đối với độ tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, trẻ bắt đầu sang lứa tuổi mẫu giáo là khoảng thời gian khá bận rộn với mọi trẻ. Các mặt về tâm lý đều có sự thay đổi đặc biệt là sự phát triển nhận thức của trẻ trong giai đoạn này. Nếu như không thấu hiểu sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé, cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Nắm vững đặc điểm phát triển tâm lý trẻ giai đoạn này, cô giáo và cha mẹ sẽ có những biện pháp giáo dục, tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ. Đó cũng chính là lý do bài tiểu luận làn này em lựa chọn làm rõ đề bài sau: “Phân tích một nội dung phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi). Đề xuất 2 biện pháp giáo dục mặt tâm lí đó ở trẻ và giải thích các biện pháp đó dưới góc độ lý thuyết hoạt động và học thuyết hành vi.
Readership Map
Content Distribution
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời sự phát triển tâm lý của trẻ mầm non đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là nền tảng hình thành nên nhân cách của các em sau này. Bên cạnh tăng cường thể chất, phát triển ngôn ngữ, định hướng cảm xúc tích cực và trang bị cho trẻ những kỹ năng xã hội, việc hình thành và phát triển khả năng nhận thức là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cấp thiết, bởi việc theo sát từng giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ ngay từ cấp học mầm non sẽ là nền tảng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ mai sau. Đối với độ tuổi mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, trẻ bắt đầu sang lứa tuổi mẫu giáo là khoảng thời gian khá bận rộn với mọi trẻ. Các mặt về tâm lý đều có sự thay đổi đặc biệt là sự phát triển nhận thức của trẻ trong giai đoạn này. Nếu như không thấu hiểu sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo bé, cha mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Nắm vững đặc điểm phát triển tâm lý trẻ giai đoạn này, cô giáo và cha mẹ sẽ có những biện pháp giáo dục, tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ. Đó cũng chính là lý do bài tiểu luận làn này em lựa chọn làm rõ đề bài sau: “Phân tích một nội dung phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi). Đề xuất 2 biện pháp giáo dục mặt tâm lí đó ở trẻ và giải thích các biện pháp đó dưới góc độ lý thuyết hoạt động và học thuyết hành vi.