Công trình Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng được Paul Ricoeur ca ngợi là “rất xuất sắc” - còn theo Jean-François Lyotard là “một cuốn sách nhỏ xuất sắc mà tôi muốn giới thiệu”, và được Roland Barthes đánh giá là “rất xuất chúng”. Công trình này của Trần Đức Thảo có cấu trúc gồm hai nội dung chính: 1/ sự phân tích kỹ lưỡng bước chuyển từ hiện tượng học Husserl đến chủ nghĩa duy vật biện chứng như tiêu đề của phần thứ nhất “Phương pháp của hiện tượng học và nội dung thực sự thực tế của nó”; 2/ mô tả về “Phép biện chứng của sự vận động hiện thực” lịch sử. Vì vậy, công trình này được viết theo hai bước: bước thứ nhất (được viết từ năm 1942 đến năm 1950) “trình bày những đặc điểm cơ bản của hiện tượng học từ một quan điểm lịch sử thuần túy và theo đúng cách tiếp cận từ tư tưởng của chính Husserl”; phần thứ hai (được viết năm 1951) “hoàn toàn được đặt trên bình diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.
Readership Map
Content Distribution
Công trình Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng được Paul Ricoeur ca ngợi là “rất xuất sắc” - còn theo Jean-François Lyotard là “một cuốn sách nhỏ xuất sắc mà tôi muốn giới thiệu”, và được Roland Barthes đánh giá là “rất xuất chúng”. Công trình này của Trần Đức Thảo có cấu trúc gồm hai nội dung chính: 1/ sự phân tích kỹ lưỡng bước chuyển từ hiện tượng học Husserl đến chủ nghĩa duy vật biện chứng như tiêu đề của phần thứ nhất “Phương pháp của hiện tượng học và nội dung thực sự thực tế của nó”; 2/ mô tả về “Phép biện chứng của sự vận động hiện thực” lịch sử. Vì vậy, công trình này được viết theo hai bước: bước thứ nhất (được viết từ năm 1942 đến năm 1950) “trình bày những đặc điểm cơ bản của hiện tượng học từ một quan điểm lịch sử thuần túy và theo đúng cách tiếp cận từ tư tưởng của chính Husserl”; phần thứ hai (được viết năm 1951) “hoàn toàn được đặt trên bình diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng”.