Hiện tượng học Husserl phản ánh những vấn đề căn bản của con người phương Tây trong thời đại của ông, đó là vấn đề tha hóa tinh thần. Với hiện tượng học của mình, Husserl đã phát hiện ra vấn đề cốt tử của thời hiện đại và đưa ra được một giải pháp để cá nhân tìm kiếm tự do đích thực của mình và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tự do ấy. Theo Husserl, nhiệm vụ của hiện tượng học là vạch ra nội dung, nghĩa của đối tượng đã bị thay thế bằng vô số từ, ý kiến và đánh giá thiên kiến. Chính vì vậy, hiện tượng học Husserl trở thành một trong các tiền đề lý luận của triết học hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình lịch sử triết học hiện đại. Và, những tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo không nằm ngoài sự ảnh hưởng chung đó. Quá trình dày công nghiên cứu hiện tượng học Husserl đã giúp Trần Đức Thảo nhận ra những hạn chế của nó và tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng nên “hiện tượng học duy vật”. Vì vậy, tìm hiểu sự lĩnh hội và vượt bỏ, Trần Đức Thảo đối với hiện tượng học Husserl cho phép chúng ta có cơ sở để luận giải rõ hơn những đóng góp của ông cho hiện tượng học. Đây cũng chính là nội dung và mục đích của bài viết này.
Readership Map
Content Distribution
Hiện tượng học Husserl phản ánh những vấn đề căn bản của con người phương Tây trong thời đại của ông, đó là vấn đề tha hóa tinh thần. Với hiện tượng học của mình, Husserl đã phát hiện ra vấn đề cốt tử của thời hiện đại và đưa ra được một giải pháp để cá nhân tìm kiếm tự do đích thực của mình và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tự do ấy. Theo Husserl, nhiệm vụ của hiện tượng học là vạch ra nội dung, nghĩa của đối tượng đã bị thay thế bằng vô số từ, ý kiến và đánh giá thiên kiến. Chính vì vậy, hiện tượng học Husserl trở thành một trong các tiền đề lý luận của triết học hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình lịch sử triết học hiện đại. Và, những tư tưởng triết học của Trần Đức Thảo không nằm ngoài sự ảnh hưởng chung đó. Quá trình dày công nghiên cứu hiện tượng học Husserl đã giúp Trần Đức Thảo nhận ra những hạn chế của nó và tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng để xây dựng nên “hiện tượng học duy vật”. Vì vậy, tìm hiểu sự lĩnh hội và vượt bỏ, Trần Đức Thảo đối với hiện tượng học Husserl cho phép chúng ta có cơ sở để luận giải rõ hơn những đóng góp của ông cho hiện tượng học. Đây cũng chính là nội dung và mục đích của bài viết này.