Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Những chuẩn mực đạo đức chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân. Con người có thể dựa vào những quy tắc đó để thực hiện hành vi phù hợp đạo đức, tránh những hành vi xấu, bày tỏ thái độ đúng đắn trước một hiện tượng cá nhân hay xã hội. Nói chung, những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện và cái ác. Hệ thống quan niệm đạo đức (hệ thống chuẩn mực đạo đức) chỉ có thể tồn tại dưới hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy. Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói. Khi nói đến hành vi đạo đức của những con người cụ thể sống trong một nền văn hóa nhất định thì có vấn đề “pha tạp” của hành vi đạo đức ở từng con người cụ thể, vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều quan điểm đạo đức khác nhau bên cạnh nền tảng đạo đức chính thống.
Readership Map
Content Distribution
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Những chuẩn mực đạo đức chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân. Con người có thể dựa vào những quy tắc đó để thực hiện hành vi phù hợp đạo đức, tránh những hành vi xấu, bày tỏ thái độ đúng đắn trước một hiện tượng cá nhân hay xã hội. Nói chung, những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện và cái ác. Hệ thống quan niệm đạo đức (hệ thống chuẩn mực đạo đức) chỉ có thể tồn tại dưới hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy. Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói. Khi nói đến hành vi đạo đức của những con người cụ thể sống trong một nền văn hóa nhất định thì có vấn đề “pha tạp” của hành vi đạo đức ở từng con người cụ thể, vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều quan điểm đạo đức khác nhau bên cạnh nền tảng đạo đức chính thống.