Kỷ yếu Hội thảo ngành Thông tin-Thư viện (LIC) : [1422]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1422
  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vụ Thư Viện (2023-07)

  • Bên cạnh việc tự số hoá xây dựng nguồn tài nguyên thông tin dạng số, các thư viện cũng sử dụng hình thức bổ sung nguồn tài nguyên dạng số trong thư viện bằng cách mua quyền sử dụng các bộ sưu tập tài nguyên có sẵn do các đơn vị, cơ quan khác cung cấp.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Công ty Cổ phần giải pháp thiết bị Sao Mai (2023-07)

  • Thư viện thông minh là một loại hình thư viện mới và là xu hướng trong hiện tại và tương lai, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các dịch vụ thư viện hiện đại, tiện lợi và chất lượng cao cho người dùng. Thư viện thông minh có những đặc điểm nổi bật như: tự động hóa các qui trình thư viện, tạo ra các kho dữ liệu số và cơ sở dữ liệu trực tuyến, phát triển các dịch vụ truy cập từ xa và tương tác, hỗ trợ học tập và nghiên cứu trực tuyến, tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các thư viện và người dùng.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Văn Thủy (2023-07)

  • Bản quyền thư viện số là quyền sở hữu trí tuệ áp dụng cho tài liệu số trong thư viện số. Bản quyền thư viện số bảo vệ quyền lợi của người sáng tác, người sở hữu bản quyền và các nhà xuất bản đối với các tác phẩm, tài liệu và nội dung được phân phối qua thư viện số. Nó cũng cung cấp cho thư viện số các quyền để sử dụng và phân phối các tài liệu số, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng thư viện số. Các quyền của bản quyền thư viện số bao gồm quyền sao chép, phân phối, trình diễn công khai và tạo ra các tác phẩm phái sinh từ tài liệu gốc. Những quyền này được bảo vệ bởi luật bản quyền và các quy định pháp luật khác. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động bản quyền thư viện số hiện nay cần được q...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Bùi, Loan Thùy (2023-07)

  • Quyền tác giả là một phần đặc biệt quan trọng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Các trường đại học, viện nghiên cứu - cái nôi của sự sáng tạo tri thức, khoa học và công nghệ, nơi sản xuất ra các sản phẩm khoa học được xuất bản với nhiều thể loại như tạp chí khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, kỷ yếu hội thảo khoa học,… và cũng là nơi sử dụng rất nhiều những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động, đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế. Hiện nay, một số trường đại học đã thành lập bộ phận chuyên trách về Sở hữu trí tuệ để quản trị tài sản trí tuệ và thư viện đại học trở thành đơn vị hỗ trợ đắc lực cho bộ phận này, góp phần nâng cao chất lượng các cô...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Tùng Sơn (2023-07)

  • Trong những năm qua, chuyển đổi số ngành thư viện là một xu hướng tất yếu để thúc đẩy quá trình đổi mới hoạt động thư viện từ truyền thống sang hiện đại trên nền tảng ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đó giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin, tri thức trong bối cảnh mới. Trong Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu “ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2023-07)

  • “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập” [5] đang là mục tiêu của “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào ngày 11/02/2020. Trên tinh thần quyết tâm thực hiện, các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng đã xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết phải thực hiện nhằm cải thiện ...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Phạm, Quang Quyền (2023-07)

  • Thư viện số là xu hướng tất yếu nhằm phát triển hoạt động thông tin - thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số. Thư viện số không chỉ có ý nghĩa với việc chuyển đổi số hoạt động thông tin - thư viện, mà nó còn mang ý nghĩa là hạ tầng dữ liệu của chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bởi lẽ, hạ tầng dữ liệu số là nền tảng của chuyển đổi số. Quá trình xây dựng và phát triển thư viện số và các dịch vụ thư viện số đã và đang gặp những rào cản về quy định pháp lý như: Luật sở hữu trí tuệ, luật an toàn thông tin,... và những quy định về phạm vi, mức độ phổ biến các thông tin, dữ liệu của mỗi cơ quan, đơn vị cụ thể. Đặc biệt, những quy định này có những thay đổi nhất định tro...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Trần, Nữ Quế Phương (2023-07)

  • Như chúng ta đã biết, quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong lĩnh vực thư viện, nhiều hoạt động liên quan đến quyền tác giả như tạo lập, phát triển, trao đổi, chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin. Trong đó, hoạt động sao chép tài liệu, số hóa tài liệu phục vụ lưu trữ, bảo quản, nghiên cứu, học tập, liên thông thư viện trong và ngoài hệ thống là những hoạt động được các thư viện thường xuyên sử dụng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập đến những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và việc thực thi quyền tác giả tại Thư viện Q...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Thanh Nhã (2023-07)

  • Trong quá trình phục vụ bạn đọc, việc sao chép tài liệu từ phía bạn đọc và cả Thư viện là nhu cầu tất yếu, mục đích là để tăng cường số lượng bản tài liệu để phục vụ cho số lượng bạn đọc nghiên cứu nhiều hơn, trong khi khả năng đáp ứng của Thư viện là có hạn trong số bản tài liệu thực tế hiện có. Vì vậy, điều quan tâm nhất hiện nay của Thư viện là vấn đề sao chép TNTT. Trong đó, chủ yếu là số hóa tài liệu, tiếp nhận và phục vụ TNTT dạng số. Làm sao để Thư viện và bạn đọc hạn chế đến mức thấp nhất không vi phạm quyền tác giả, chấp hành các quy định của Luật SHTT.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Trung Nghĩa (2023-07)

  • Chuyển đổi số và vấn đề bản quyền trong hoạt động thư viện ngày nay cần được đặt trong bối cảnh các xu thế của thế giới về khoa học mở, giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở và văn hóa mở/OpenGLAM. Kinh nghiệm của Europeana có thể là trường hợp điển hình tốt để tham khảo về cách tiếp cận hiện đại này.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Kiêm (2023-07)

  • Thực thi quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số hiện đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của chuyên gia trong lĩnh vực khoa học pháp lý và thư viện. Bài viết phân tích những quy định pháp luật về sao chép và số hoá tài liệu trong các cơ quan thông tin, thư viện. Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2023-07)

  • Bài viết nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan đến sao chép tác phẩm trong hoạt động thư viện; tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động sao chép tác phẩm tại một số thư viện trường đại học. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá, đề xuất và gợi mở.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Trịnh, Tất Đạt; Thạch, Lương Giang; Nguyễn, Thị Thủy (2023-07)

  • Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò là cán cân nhằm cần bằng giữa quyền của tác giả và lợi ích xã hội mà chủ sở hữu tài liệu mang lại dựa trên việc phân phối, sử dụng và phát triển tác phẩm. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT số 07/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật SHTT năm 2022) được thông qua ngày 16/6/2022 với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh liên quan đến quyền tác giả, trong đó có quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả khi sao chép và trích dẫn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong trường đại học. Bài viết tập trung tìm hiểu nội dung các quy định tại Điều 25 Luật SHTT năm 2022, từ đó đưa ra giải pháp áp dụng t...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Quang Đà (2023-07)

  • Hơn 60 năm qua, quá trình xây dựng, phát triển của Thư viện gắn liền với quá trình xây dựng và trưởng thành của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Thư viện đã thực hiện tốt chức năng: “Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin khoa học, tư liệu, thư viện phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và công tác nghiên cứu khoa học của Học viện”; đồng thời cũng đã thực hiện nghiêm túc vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong điều kiện hiện nay, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện là một xu thế tất yếu, làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của thư viện từ thu thập, xử lý tài liệu đến công tác phục vụ bạn đọc. Vấn đề bản quyền tài nguyên thông tin, đặc biệt là tài nguyên số...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Hoàng, Dũng (2023-07)

  • Các vấn đề thường gặp của thư viện trong quá trình tạo lập, quản lý và khai thác tài nguyên dạng số: không xác định được tài liệu nào được phép số hóa; Thiếu/không có công cụ chuyên dụng; Quy chuẩn/ tiêu chuẩn metadata; Nguồn lực (con người và tài chính); Hạ tầng CNTT, máy chủ, lưu trữ hạn chế; Chưa có phần mềm hỗ trợ quản lý, lưu trữ, bảo quản phù hợp; Chưa có hệ thống quản lý thông tin bản quyền của tài nguyên; Không nắm rõ một tài nguyên dạng số được phép khai thác ở mức độ nào; Chưa có phần mềm đáp ứng các yêu cầu khai thác khác nhau; Hạn chế chia sẻ, quảng bá tài nguyên dạng số nghi ngại làm sai về bản quyền hoặc sợ bị sao chép, phát tán từ đối tượng xấu.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1422

Kỷ yếu Hội thảo ngành Thông tin-Thư viện (LIC) : [1422]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1422
  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Vụ Thư Viện (2023-07)

  • Bên cạnh việc tự số hoá xây dựng nguồn tài nguyên thông tin dạng số, các thư viện cũng sử dụng hình thức bổ sung nguồn tài nguyên dạng số trong thư viện bằng cách mua quyền sử dụng các bộ sưu tập tài nguyên có sẵn do các đơn vị, cơ quan khác cung cấp.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Công ty Cổ phần giải pháp thiết bị Sao Mai (2023-07)

  • Thư viện thông minh là một loại hình thư viện mới và là xu hướng trong hiện tại và tương lai, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp các dịch vụ thư viện hiện đại, tiện lợi và chất lượng cao cho người dùng. Thư viện thông minh có những đặc điểm nổi bật như: tự động hóa các qui trình thư viện, tạo ra các kho dữ liệu số và cơ sở dữ liệu trực tuyến, phát triển các dịch vụ truy cập từ xa và tương tác, hỗ trợ học tập và nghiên cứu trực tuyến, tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các thư viện và người dùng.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Văn Thủy (2023-07)

  • Bản quyền thư viện số là quyền sở hữu trí tuệ áp dụng cho tài liệu số trong thư viện số. Bản quyền thư viện số bảo vệ quyền lợi của người sáng tác, người sở hữu bản quyền và các nhà xuất bản đối với các tác phẩm, tài liệu và nội dung được phân phối qua thư viện số. Nó cũng cung cấp cho thư viện số các quyền để sử dụng và phân phối các tài liệu số, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng thư viện số. Các quyền của bản quyền thư viện số bao gồm quyền sao chép, phân phối, trình diễn công khai và tạo ra các tác phẩm phái sinh từ tài liệu gốc. Những quyền này được bảo vệ bởi luật bản quyền và các quy định pháp luật khác. Trên cơ sở đó, vấn đề hoạt động bản quyền thư viện số hiện nay cần được q...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Bùi, Loan Thùy (2023-07)

  • Quyền tác giả là một phần đặc biệt quan trọng được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ. Các trường đại học, viện nghiên cứu - cái nôi của sự sáng tạo tri thức, khoa học và công nghệ, nơi sản xuất ra các sản phẩm khoa học được xuất bản với nhiều thể loại như tạp chí khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, kỷ yếu hội thảo khoa học,… và cũng là nơi sử dụng rất nhiều những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động, đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế. Hiện nay, một số trường đại học đã thành lập bộ phận chuyên trách về Sở hữu trí tuệ để quản trị tài sản trí tuệ và thư viện đại học trở thành đơn vị hỗ trợ đắc lực cho bộ phận này, góp phần nâng cao chất lượng các cô...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Tùng Sơn (2023-07)

  • Trong những năm qua, chuyển đổi số ngành thư viện là một xu hướng tất yếu để thúc đẩy quá trình đổi mới hoạt động thư viện từ truyền thống sang hiện đại trên nền tảng ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đó giúp cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin, tri thức trong bối cảnh mới. Trong Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu “ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Đinh, Thúy Quỳnh (2023-07)

  • “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập” [5] đang là mục tiêu của “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt vào ngày 11/02/2020. Trên tinh thần quyết tâm thực hiện, các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng đã xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết phải thực hiện nhằm cải thiện ...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Phạm, Quang Quyền (2023-07)

  • Thư viện số là xu hướng tất yếu nhằm phát triển hoạt động thông tin - thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số. Thư viện số không chỉ có ý nghĩa với việc chuyển đổi số hoạt động thông tin - thư viện, mà nó còn mang ý nghĩa là hạ tầng dữ liệu của chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bởi lẽ, hạ tầng dữ liệu số là nền tảng của chuyển đổi số. Quá trình xây dựng và phát triển thư viện số và các dịch vụ thư viện số đã và đang gặp những rào cản về quy định pháp lý như: Luật sở hữu trí tuệ, luật an toàn thông tin,... và những quy định về phạm vi, mức độ phổ biến các thông tin, dữ liệu của mỗi cơ quan, đơn vị cụ thể. Đặc biệt, những quy định này có những thay đổi nhất định tro...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Trần, Nữ Quế Phương (2023-07)

  • Như chúng ta đã biết, quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trong lĩnh vực thư viện, nhiều hoạt động liên quan đến quyền tác giả như tạo lập, phát triển, trao đổi, chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin. Trong đó, hoạt động sao chép tài liệu, số hóa tài liệu phục vụ lưu trữ, bảo quản, nghiên cứu, học tập, liên thông thư viện trong và ngoài hệ thống là những hoạt động được các thư viện thường xuyên sử dụng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập đến những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và việc thực thi quyền tác giả tại Thư viện Q...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Thanh Nhã (2023-07)

  • Trong quá trình phục vụ bạn đọc, việc sao chép tài liệu từ phía bạn đọc và cả Thư viện là nhu cầu tất yếu, mục đích là để tăng cường số lượng bản tài liệu để phục vụ cho số lượng bạn đọc nghiên cứu nhiều hơn, trong khi khả năng đáp ứng của Thư viện là có hạn trong số bản tài liệu thực tế hiện có. Vì vậy, điều quan tâm nhất hiện nay của Thư viện là vấn đề sao chép TNTT. Trong đó, chủ yếu là số hóa tài liệu, tiếp nhận và phục vụ TNTT dạng số. Làm sao để Thư viện và bạn đọc hạn chế đến mức thấp nhất không vi phạm quyền tác giả, chấp hành các quy định của Luật SHTT.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lê, Trung Nghĩa (2023-07)

  • Chuyển đổi số và vấn đề bản quyền trong hoạt động thư viện ngày nay cần được đặt trong bối cảnh các xu thế của thế giới về khoa học mở, giáo dục mở, tài nguyên giáo dục mở và văn hóa mở/OpenGLAM. Kinh nghiệm của Europeana có thể là trường hợp điển hình tốt để tham khảo về cách tiếp cận hiện đại này.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Nguyễn, Mạnh Kiêm (2023-07)

  • Thực thi quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số hiện đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của chuyên gia trong lĩnh vực khoa học pháp lý và thư viện. Bài viết phân tích những quy định pháp luật về sao chép và số hoá tài liệu trong các cơ quan thông tin, thư viện. Qua đó, tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Hoàng, Ngọc Hải (2023-07)

  • Bài viết nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan đến sao chép tác phẩm trong hoạt động thư viện; tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động sao chép tác phẩm tại một số thư viện trường đại học. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá, đề xuất và gợi mở.

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Trịnh, Tất Đạt; Thạch, Lương Giang; Nguyễn, Thị Thủy (2023-07)

  • Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò là cán cân nhằm cần bằng giữa quyền của tác giả và lợi ích xã hội mà chủ sở hữu tài liệu mang lại dựa trên việc phân phối, sử dụng và phát triển tác phẩm. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT số 07/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật SHTT năm 2022) được thông qua ngày 16/6/2022 với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh liên quan đến quyền tác giả, trong đó có quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả khi sao chép và trích dẫn tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong trường đại học. Bài viết tập trung tìm hiểu nội dung các quy định tại Điều 25 Luật SHTT năm 2022, từ đó đưa ra giải pháp áp dụng t...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Lưu, Quang Đà (2023-07)

  • Hơn 60 năm qua, quá trình xây dựng, phát triển của Thư viện gắn liền với quá trình xây dựng và trưởng thành của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Thư viện đã thực hiện tốt chức năng: “Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin khoa học, tư liệu, thư viện phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và công tác nghiên cứu khoa học của Học viện”; đồng thời cũng đã thực hiện nghiêm túc vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong điều kiện hiện nay, chuyển đổi số trong hoạt động thư viện là một xu thế tất yếu, làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của thư viện từ thu thập, xử lý tài liệu đến công tác phục vụ bạn đọc. Vấn đề bản quyền tài nguyên thông tin, đặc biệt là tài nguyên số...

  • item.jpg
  • Conference Paper


  • Authors: Hoàng, Dũng (2023-07)

  • Các vấn đề thường gặp của thư viện trong quá trình tạo lập, quản lý và khai thác tài nguyên dạng số: không xác định được tài liệu nào được phép số hóa; Thiếu/không có công cụ chuyên dụng; Quy chuẩn/ tiêu chuẩn metadata; Nguồn lực (con người và tài chính); Hạ tầng CNTT, máy chủ, lưu trữ hạn chế; Chưa có phần mềm hỗ trợ quản lý, lưu trữ, bảo quản phù hợp; Chưa có hệ thống quản lý thông tin bản quyền của tài nguyên; Không nắm rõ một tài nguyên dạng số được phép khai thác ở mức độ nào; Chưa có phần mềm đáp ứng các yêu cầu khai thác khác nhau; Hạn chế chia sẻ, quảng bá tài nguyên dạng số nghi ngại làm sai về bản quyền hoặc sợ bị sao chép, phát tán từ đối tượng xấu.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 1422