SIS - Master Theses : [302]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302
  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Chu, Thanh Hòa;  Advisor: Nguyễn, Tuấn Anh (2023)

  • Đánh giá được tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới sinh kế hộ gia đình tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đánh giá được khả năng thích ứng với BĐKH trong hoạt động sinh kế hộ gia đình tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đề xuất được một số giải pháp cải thiện sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh BĐKH tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đào, Duy Trình;  Advisor: Vũ, Đường Luân (2023)

  • Làm rõ nội dung và các yêu cầu đặt ra đối với cách tiếp cận di sản sống trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như khả năng áp dụng trong bảo tồn di sản chiến trường lịch sử. Phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại di tích chiến trường Điện Biên Phủ dưới lăng kính tiếp cận bảo tồn di sản sống. Làm rõ những thách thức đặt ra cũng như các định hướng phát triển của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chiến trường lịch sử Điện Biên Phủ trong việc áp dụng tiếp cận bảo tồn di sản sống.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Văn Định;  Advisor: Vũ, Đường Luân; Mai, Thị Hạnh (2023)

  • Nghiên cứu tổng quan về di sản hóa và xây dựng cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề. Thông qua tư liệu điền dã dân tộc học, luận văn mô tả và phân tích quá trình ghi danh di tích và lễ hội đền Kỳ Cùng- Tả Phủ; phân tích vai trò của các bên liên quan, cụ thể là vai trò của nhà nƣớc và cộng đồng trong quá trình ghi danh này. Mô tả dân tộc học và phân tích quá trình hậu ghi danh để thấy được những biến đổi của di tích và lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ; phân tích sự biến đổi trong vai trò quản lý, bảo vệ di tích cũng như vai trò tổ chức lễ hội hậu ghi danh. Bàn luận một số khía cạnh của việc ghi danh đó là vấn đề nhà nước hóa và ngoài lề hóa cộng đồng.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thị Hoàng Phương;  Advisor: Phạm, Quỳnh Phương (2023)

  • Luận văn cho thấy hiện trạng sinh hoạt nghệ thuật Tuồng tại Huế, chỉ ra khả năng thích ứng của Tuồng Huế với bối cảnh đương đại. Nghiên cứu những khó khăn trong việc tuyển sinh cũng như khó khăn trong tìm kiếm việc làm cho Tuồng; và những vấn đề còn đang tồn tại trong công tác đào tạo nghệ thuật truyền thống nói chung. Bên cạnh đó, chỉ ra những vấn đề trong việc lập hồ sơ di sản cho Tuồng, nguyên nhân khiến cho Tuồng Huế chưa có một hồ sơ di sản nào cho tới nay. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra những khả năng bảo tồn có thể áp dụng cho Tuồng Huế dù là bảo tồn cải tiến hay bảo tồn nguyên bản, cũng đều sẽ có những hướng đi thích hợp.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Việt Cường;  Advisor: Nguyễn, Thị Hiền (2023)

  • Tổng quan tài liệu liên quan đến phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, kinh tế xanh, du lịch xanh. Tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận về du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và mối quan hệ giữa phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch. Nhận diện các loại hình di sản văn hóa của người Thái ở Tây Bắc để từ đó có thể xây dựng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dựa vào cộng đồng. - Đánh giá các sản phẩm tài nguyên di sản trong các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dựa vào cộng đồng tại hai bản nghiên cứu là Phụ Mẫu và Chiềng Đi 1 trong huyện Vân Hồ, Sơn La. Nghiên cứu việc phát huy các giá trị di sản vă...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Hoàng Anh;  Advisor: Trần, Trọng Dương (2023)

  • Phân loại rõ các loại hình tư liệu Phật giáo dưới thời Trần, từ đó, hiểu rõ hơn các giá trị của những tư liệu đó thông qua các tác phẩm văn học, di tích, di vật còn lại đến ngày nay. Thông qua các dấu tích về tư liệu còn lại, làm rõ những giá trị về mặt vật chất và tinh thần của di sản. Xây dựng được một bộ sưu tập di sản tư liệu Phật giáo đời Trần nhằm kêu gọi sự chú ý của cộng đồng về giá trị của bộ sưu tập này hướng tới công nhận di sản tư liệu, thông qua sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kiên, Hạnh;  Advisor: Trần, Thị An (2023)

  • Hệ thống hoá tài liệu thứ cấp về thực hành di sản thờ Neak Tà của người Khmer ở Tây Nam Bộ nói chung, ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Khảo sát thực trạng thực hành di sản thờ Neak Tà của người Khmer ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (thông qua quan sát tham gia, phỏng vấn sâu). Mục tiêu của khảo sát là để xem xét các thực trạng tín ngưỡng, đồng thời việc phỏng vấn sâu về thực hành tín ngưỡng trong những năm đầu của thế kỉ XXI và thời gian gần đây để thấy được biến đổi của thực hành di sản tín ngưỡng. Phân tích các biến đổi văn hoá thể hiện qua việc thực hành tín ngưỡng thờ Neak Tà của người Khmer ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Từ việc nghiên cứu những biến đổi trong cách...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang;  Advisor: Trần, Hoài (2023)

  • Phân tích tài liệu thứ cấp về các vấn đề cộng đồng, du lịch cộng đồng, du lịch cộng đồng dựa vào các giá trị di sản văn hóa. Tiến hành nghiên cứu điền dã tại làng Mơ Hra để thu thập số liệu cho nghiên cứu. Phân tích các nội dung như sự thích ứng của cộng đồng đối với du lịch, sự tham gia của các bên vận hành vào mô hình này, các vấn đề thảo luận được đưa ra để có cái nhìn đa chiều và sâu sắc mối quan hệ giữa bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lưu, Diệu Linh;  Advisor: Trần, Hoài (2023)

  • Giới thiệu cách tiếp cận kiến tạo địa điểm và quá trình cách tiếp cận này chuyển dịch từ lĩnh vực địa lý nhân văn, thiết kế đô thị sang di sản học; làm rõ mục đích, ý nghĩa; hệ thống hóa các nghiên cứu nổi bật trong nước và quốc tế về di sản thông qua chủ đề này. Cung cấp những hiểu biết sâu hơn về sự tạo thành hệ thống hình ảnh nhận diện, các công trình kiến trúc, bản sắc đương đại của cộng đồng sinh sống trong khu vực Tràng An. Cùng với đó, thông qua dữ liệu nghiên cứu, có thể khắc họa phần nào công cuộc lựa chọn, tinh chỉnh, đàm phán những giá trị/ ý nghĩa đang góp mặt trong Hồ sơ ghi danh Di sản thế giới của Tràng An; qua đó lý giải cách các nhóm đã tham gia như thế nào vào quá tr...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Kiều Trang;  Advisor: Nguyễn, Thị Hiền (2023)

  • Tổng quan, phân tích những công trình liên quan đến nghề truyền thống, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Tìm hiểu nghề làm tranh dân gian Đông Hồ như là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể từ quan điểm của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ của các hộ gia đình trong làng Đông Hồ.Tìm hiểu, phân tích việc khôi phục nghề làm tranh dân gian Đông Hồ như là một biện pháp bảo vệ sức sống của nghề truyền thống, cũng như những chiều cạnh của vấn đề văn hóa, bản sắc, mối quan hệ xã hội, đặc biệt là tâm huyết của những nghệ nhân giữ lửa cho một di sản mang đậm văn hóa của người Việt ở Kinh Bắc. Phân tích, đúc kết những vấn...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thu Trang;  Advisor: Lê, Thị Thanh Xuân (2023)

  • Để đánh giá mức độ bền vững của việc duy trì và mở rộng mô hình phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần “Let’s Talk”, tác giả đã tổng hợp và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 hợp phần, 11 nhóm tiêu chí và 24 tiêu chí. Mô hình phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần “Let’s Talk” có tính bền vững ở mức bền vững tiềm năng (0,73). Tính bền vững của mô hình “Let’s Talk” theo các hợp phần là A, nhu cầu giải quyết vấn đề là B, tổ chức vận hành là C. Nhận thức về mặt sức khỏe lần lượt tương ứng là 0,73; 0,67 và 0,90 trên thang điểm 1. Số tiêu chí được xếp ở mức bền vững (0,81 – 1,00), bền vững tiềm năng (0,61 - 0,80), bền vững trung bình (0,41 - 0,60) tương ứng là 4, 15, 5. Không có tiêu...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Hương;  Advisor: Trần, Nhật Lam Duyên; Phạm, Thu Thủy (2023)

  • Đánh giá được hiện trạng rừng và cơ chế chính sách hiện hành trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Xác định được cơ hội và thách thức trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá được tiềm năng trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất được giải pháp cho việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho tỉnh Đắk Lắk.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Ninh Hải;  Advisor: Hoàng, Mạnh Nguyên (2023)

  • Xác định và đánh giá các chỉ số về Quản trị và Quy hoạch đô thị tích hợp; Kinh tế đô thị; Môi trường tự nhiên và Tài nguyên; Hòa nhập và chất lượng cuộc sống liên quan đến mở rộng đô thị. Nghiên cứu thực trạng mở rộng đô thị và xu hướng sử dụng đất tại phường Thắng Lợi thời kỳ 20 năm (2002-2022). Nghiên cứu, lựa chọn bộ chỉ số đánh giá tính bền vững đô thị phường Thắng Lợi. Đánh giá tính bền vững đô thị phường Thắng Lợi dựa trên bộ chỉ số. Dựa trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa tính bền vững trong quá trình phát triển đô thị.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Phương Dung;  Advisor: Phạm, Thị Thanh Hằng (2023)

  • Hệ thống hóa lý thuyết về lòng trung thành của nhân sự và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân sự. Đánh giá được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đặc biệt là nhân tố mới là Yếu tố cá nhân tới lòng trung thành của nhân sự ngành công nghệ thông tin trong các công ty phần mềm tại thành phố Hà Nội. Đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp và cho cá nhân người lao động, có sự cá biệt hóa giữa các vai trò cụ thể (nhân viên, trưởng phòng, ban giám đốc) nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân sự ngành công nghệ thông tin trong các công ty phần mềm tại thành phố Hà Nội.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trịnh, Thị Hiền Phương;  Advisor: Bùi, Thị Thanh Hương (2023)

  • Xác định được cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. Phân tích thực trạng tình hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường tại trường hợp nghiên cứu - Trung tâm nghệ thuật Lollipop, Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng mô hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi. Thực nghiệm giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi tại Trung tâm nghệ thuật Lollipop, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất, kiến nghị mô hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi cho các cơ sở giáo dục trải nghiệm ngoài công lập.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Thuận;  Advisor: Trần, Thị Tuyết (2023)

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực: khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; yêu cầu của nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; Luận văn nêu những vấn đề cơ bản về nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; những vấn đề phát triển nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng; những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành năng lượng tái tạo của tỉnh Ninh Thuận về số lượng, chất lượng, cơ cấu; những hạn chế và nguyên nhân của những hạn ...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Chí Hiển;  Advisor: Nguyễn, Tố Lăng (2023)

  • Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn thể hiện ở 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý phát triển đô thị tại khu đô thị Kosy, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Chương 3. Giải pháp quản lý phát triển khu đô thị Kosy, thành phố Lào Cai hướng tới phát triển bền vững.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Thanh Hảo;  Advisor: Nguyễn, Ngọc Trực (2023)

  • Phân tích thực trạng công tác quản lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật và công trình dân dụng tại đô thị Sông Đốc, tỉnh Cà Mau. Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn và dự báo khả năng nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu; Đưa ra các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phát triển công trình dân dụng chống nhiễm mặn và ẩm thấp cho đô thị ven biển Sông Đốc nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng liên ngành và đào tạo nâng cao năng lực về quản lý, phát triển công trình dân dụng chống nhiễm mặn và ẩm thấp cho địa phương.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Trung Hiếu;  Advisor: Vũ, Hoài Đức (2023)

  • Làm rõ hơn, phong phú hơn lý luận về phát triển đô thị bền vững, đặc biệt đối với phát triển bền vững trong lĩnh vực nhà ở xã hội. Từ đó, cho thấy ý nghĩa của việc phát triển bền vững đối với nhà ở xã hội tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng. Đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội và đánh giá thực trạng một địa bàn điển hình tại Hà Nội là phường Phú Lãm, quận Hà Đông theo tiêu chí phát triển bền vững, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển bền vững trong lĩnh vực nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn các năm tới.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302

SIS - Master Theses : [302]

Follow this collection to receive daily e-mail notification of new additions
Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302
  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Chu, Thanh Hòa;  Advisor: Nguyễn, Tuấn Anh (2023)

  • Đánh giá được tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới sinh kế hộ gia đình tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đánh giá được khả năng thích ứng với BĐKH trong hoạt động sinh kế hộ gia đình tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đề xuất được một số giải pháp cải thiện sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh BĐKH tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Đào, Duy Trình;  Advisor: Vũ, Đường Luân (2023)

  • Làm rõ nội dung và các yêu cầu đặt ra đối với cách tiếp cận di sản sống trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như khả năng áp dụng trong bảo tồn di sản chiến trường lịch sử. Phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại di tích chiến trường Điện Biên Phủ dưới lăng kính tiếp cận bảo tồn di sản sống. Làm rõ những thách thức đặt ra cũng như các định hướng phát triển của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích chiến trường lịch sử Điện Biên Phủ trong việc áp dụng tiếp cận bảo tồn di sản sống.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Hoàng, Văn Định;  Advisor: Vũ, Đường Luân; Mai, Thị Hạnh (2023)

  • Nghiên cứu tổng quan về di sản hóa và xây dựng cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề. Thông qua tư liệu điền dã dân tộc học, luận văn mô tả và phân tích quá trình ghi danh di tích và lễ hội đền Kỳ Cùng- Tả Phủ; phân tích vai trò của các bên liên quan, cụ thể là vai trò của nhà nƣớc và cộng đồng trong quá trình ghi danh này. Mô tả dân tộc học và phân tích quá trình hậu ghi danh để thấy được những biến đổi của di tích và lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ; phân tích sự biến đổi trong vai trò quản lý, bảo vệ di tích cũng như vai trò tổ chức lễ hội hậu ghi danh. Bàn luận một số khía cạnh của việc ghi danh đó là vấn đề nhà nước hóa và ngoài lề hóa cộng đồng.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kiều, Thị Hoàng Phương;  Advisor: Phạm, Quỳnh Phương (2023)

  • Luận văn cho thấy hiện trạng sinh hoạt nghệ thuật Tuồng tại Huế, chỉ ra khả năng thích ứng của Tuồng Huế với bối cảnh đương đại. Nghiên cứu những khó khăn trong việc tuyển sinh cũng như khó khăn trong tìm kiếm việc làm cho Tuồng; và những vấn đề còn đang tồn tại trong công tác đào tạo nghệ thuật truyền thống nói chung. Bên cạnh đó, chỉ ra những vấn đề trong việc lập hồ sơ di sản cho Tuồng, nguyên nhân khiến cho Tuồng Huế chưa có một hồ sơ di sản nào cho tới nay. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra những khả năng bảo tồn có thể áp dụng cho Tuồng Huế dù là bảo tồn cải tiến hay bảo tồn nguyên bản, cũng đều sẽ có những hướng đi thích hợp.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Vũ, Việt Cường;  Advisor: Nguyễn, Thị Hiền (2023)

  • Tổng quan tài liệu liên quan đến phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, kinh tế xanh, du lịch xanh. Tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận về du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và mối quan hệ giữa phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch. Nhận diện các loại hình di sản văn hóa của người Thái ở Tây Bắc để từ đó có thể xây dựng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dựa vào cộng đồng. - Đánh giá các sản phẩm tài nguyên di sản trong các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch dựa vào cộng đồng tại hai bản nghiên cứu là Phụ Mẫu và Chiềng Đi 1 trong huyện Vân Hồ, Sơn La. Nghiên cứu việc phát huy các giá trị di sản vă...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Hoàng Anh;  Advisor: Trần, Trọng Dương (2023)

  • Phân loại rõ các loại hình tư liệu Phật giáo dưới thời Trần, từ đó, hiểu rõ hơn các giá trị của những tư liệu đó thông qua các tác phẩm văn học, di tích, di vật còn lại đến ngày nay. Thông qua các dấu tích về tư liệu còn lại, làm rõ những giá trị về mặt vật chất và tinh thần của di sản. Xây dựng được một bộ sưu tập di sản tư liệu Phật giáo đời Trần nhằm kêu gọi sự chú ý của cộng đồng về giá trị của bộ sưu tập này hướng tới công nhận di sản tư liệu, thông qua sự giúp đỡ của các viện nghiên cứu và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Kiên, Hạnh;  Advisor: Trần, Thị An (2023)

  • Hệ thống hoá tài liệu thứ cấp về thực hành di sản thờ Neak Tà của người Khmer ở Tây Nam Bộ nói chung, ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Khảo sát thực trạng thực hành di sản thờ Neak Tà của người Khmer ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (thông qua quan sát tham gia, phỏng vấn sâu). Mục tiêu của khảo sát là để xem xét các thực trạng tín ngưỡng, đồng thời việc phỏng vấn sâu về thực hành tín ngưỡng trong những năm đầu của thế kỉ XXI và thời gian gần đây để thấy được biến đổi của thực hành di sản tín ngưỡng. Phân tích các biến đổi văn hoá thể hiện qua việc thực hành tín ngưỡng thờ Neak Tà của người Khmer ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Từ việc nghiên cứu những biến đổi trong cách...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Trang;  Advisor: Trần, Hoài (2023)

  • Phân tích tài liệu thứ cấp về các vấn đề cộng đồng, du lịch cộng đồng, du lịch cộng đồng dựa vào các giá trị di sản văn hóa. Tiến hành nghiên cứu điền dã tại làng Mơ Hra để thu thập số liệu cho nghiên cứu. Phân tích các nội dung như sự thích ứng của cộng đồng đối với du lịch, sự tham gia của các bên vận hành vào mô hình này, các vấn đề thảo luận được đưa ra để có cái nhìn đa chiều và sâu sắc mối quan hệ giữa bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lưu, Diệu Linh;  Advisor: Trần, Hoài (2023)

  • Giới thiệu cách tiếp cận kiến tạo địa điểm và quá trình cách tiếp cận này chuyển dịch từ lĩnh vực địa lý nhân văn, thiết kế đô thị sang di sản học; làm rõ mục đích, ý nghĩa; hệ thống hóa các nghiên cứu nổi bật trong nước và quốc tế về di sản thông qua chủ đề này. Cung cấp những hiểu biết sâu hơn về sự tạo thành hệ thống hình ảnh nhận diện, các công trình kiến trúc, bản sắc đương đại của cộng đồng sinh sống trong khu vực Tràng An. Cùng với đó, thông qua dữ liệu nghiên cứu, có thể khắc họa phần nào công cuộc lựa chọn, tinh chỉnh, đàm phán những giá trị/ ý nghĩa đang góp mặt trong Hồ sơ ghi danh Di sản thế giới của Tràng An; qua đó lý giải cách các nhóm đã tham gia như thế nào vào quá tr...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thị Kiều Trang;  Advisor: Nguyễn, Thị Hiền (2023)

  • Tổng quan, phân tích những công trình liên quan đến nghề truyền thống, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Tìm hiểu nghề làm tranh dân gian Đông Hồ như là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể từ quan điểm của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích thực trạng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ của các hộ gia đình trong làng Đông Hồ.Tìm hiểu, phân tích việc khôi phục nghề làm tranh dân gian Đông Hồ như là một biện pháp bảo vệ sức sống của nghề truyền thống, cũng như những chiều cạnh của vấn đề văn hóa, bản sắc, mối quan hệ xã hội, đặc biệt là tâm huyết của những nghệ nhân giữ lửa cho một di sản mang đậm văn hóa của người Việt ở Kinh Bắc. Phân tích, đúc kết những vấn...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Thu Trang;  Advisor: Lê, Thị Thanh Xuân (2023)

  • Để đánh giá mức độ bền vững của việc duy trì và mở rộng mô hình phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần “Let’s Talk”, tác giả đã tổng hợp và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 hợp phần, 11 nhóm tiêu chí và 24 tiêu chí. Mô hình phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần “Let’s Talk” có tính bền vững ở mức bền vững tiềm năng (0,73). Tính bền vững của mô hình “Let’s Talk” theo các hợp phần là A, nhu cầu giải quyết vấn đề là B, tổ chức vận hành là C. Nhận thức về mặt sức khỏe lần lượt tương ứng là 0,73; 0,67 và 0,90 trên thang điểm 1. Số tiêu chí được xếp ở mức bền vững (0,81 – 1,00), bền vững tiềm năng (0,61 - 0,80), bền vững trung bình (0,41 - 0,60) tương ứng là 4, 15, 5. Không có tiêu...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Thị Hương;  Advisor: Trần, Nhật Lam Duyên; Phạm, Thu Thủy (2023)

  • Đánh giá được hiện trạng rừng và cơ chế chính sách hiện hành trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Xác định được cơ hội và thách thức trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Đánh giá được tiềm năng trong việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao tại tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất được giải pháp cho việc phát triển thị trường các-bon rừng giá trị cao để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho tỉnh Đắk Lắk.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Ninh Hải;  Advisor: Hoàng, Mạnh Nguyên (2023)

  • Xác định và đánh giá các chỉ số về Quản trị và Quy hoạch đô thị tích hợp; Kinh tế đô thị; Môi trường tự nhiên và Tài nguyên; Hòa nhập và chất lượng cuộc sống liên quan đến mở rộng đô thị. Nghiên cứu thực trạng mở rộng đô thị và xu hướng sử dụng đất tại phường Thắng Lợi thời kỳ 20 năm (2002-2022). Nghiên cứu, lựa chọn bộ chỉ số đánh giá tính bền vững đô thị phường Thắng Lợi. Đánh giá tính bền vững đô thị phường Thắng Lợi dựa trên bộ chỉ số. Dựa trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa tính bền vững trong quá trình phát triển đô thị.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Phương Dung;  Advisor: Phạm, Thị Thanh Hằng (2023)

  • Hệ thống hóa lý thuyết về lòng trung thành của nhân sự và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân sự. Đánh giá được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đặc biệt là nhân tố mới là Yếu tố cá nhân tới lòng trung thành của nhân sự ngành công nghệ thông tin trong các công ty phần mềm tại thành phố Hà Nội. Đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp và cho cá nhân người lao động, có sự cá biệt hóa giữa các vai trò cụ thể (nhân viên, trưởng phòng, ban giám đốc) nhằm nâng cao lòng trung thành của nhân sự ngành công nghệ thông tin trong các công ty phần mềm tại thành phố Hà Nội.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trịnh, Thị Hiền Phương;  Advisor: Bùi, Thị Thanh Hương (2023)

  • Xác định được cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. Phân tích thực trạng tình hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường tại trường hợp nghiên cứu - Trung tâm nghệ thuật Lollipop, Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng mô hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi. Thực nghiệm giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi tại Trung tâm nghệ thuật Lollipop, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất, kiến nghị mô hình giáo dục trải nghiệm bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3-6 tuổi cho các cơ sở giáo dục trải nghiệm ngoài công lập.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Trần, Đức Thuận;  Advisor: Trần, Thị Tuyết (2023)

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực: khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; yêu cầu của nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; Luận văn nêu những vấn đề cơ bản về nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành năng lượng tái tạo; những vấn đề phát triển nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng; những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành năng lượng tái tạo của tỉnh Ninh Thuận về số lượng, chất lượng, cơ cấu; những hạn chế và nguyên nhân của những hạn ...

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Nguyễn, Chí Hiển;  Advisor: Nguyễn, Tố Lăng (2023)

  • Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn thể hiện ở 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý phát triển đô thị tại khu đô thị Kosy, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Chương 3. Giải pháp quản lý phát triển khu đô thị Kosy, thành phố Lào Cai hướng tới phát triển bền vững.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Lê, Thị Thanh Hảo;  Advisor: Nguyễn, Ngọc Trực (2023)

  • Phân tích thực trạng công tác quản lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật và công trình dân dụng tại đô thị Sông Đốc, tỉnh Cà Mau. Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn và dự báo khả năng nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu; Đưa ra các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phát triển công trình dân dụng chống nhiễm mặn và ẩm thấp cho đô thị ven biển Sông Đốc nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề xuất các giải pháp quản lý theo hướng liên ngành và đào tạo nâng cao năng lực về quản lý, phát triển công trình dân dụng chống nhiễm mặn và ẩm thấp cho địa phương.

  • item.jpg
  • Thesis


  • Authors: Phạm, Trung Hiếu;  Advisor: Vũ, Hoài Đức (2023)

  • Làm rõ hơn, phong phú hơn lý luận về phát triển đô thị bền vững, đặc biệt đối với phát triển bền vững trong lĩnh vực nhà ở xã hội. Từ đó, cho thấy ý nghĩa của việc phát triển bền vững đối với nhà ở xã hội tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng. Đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội và đánh giá thực trạng một địa bàn điển hình tại Hà Nội là phường Phú Lãm, quận Hà Đông theo tiêu chí phát triển bền vững, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển bền vững trong lĩnh vực nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn các năm tới.

Collection's Items (Sorted by Submit Date in Descending order): 1 to 20 of 302