- Conference Paper
Tác giả : Nguyễn, Anh Tuấn; Vũ, Thanh Hằng (2024) - Logic của hiện tại sinh động là tác phẩm không dài được Triết gia viết những dòng cuối cùng vào ngày 12/4/1993, tức là chỉ hơn 10 ngày trước khi ông qua đời (24/4/1993) tại Pari - Pháp, nó như một lời ông chào từ biệt cuộc đời. Tuy ngắn nhưng cũng không hề dễ đọc, dễ hiểu đối với những ai ít quen thuộc logic học. Tác phẩm được chia thành 4 tiểu đoạn. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng làm rõ tư tưởng của ông chỉ ở hai tiểu đoạn đầu bằng ngôn ngữ quen thuộc hơn.
|
- Conference Paper
Tác giả : Nguyễn, Thị Thu Trang (2024) - Trần Đức Thảo đề xuất lý thuyết “hiện tại sống động” như một giải pháp cho bài toán về thời gian. Trần Đức Thảo không chủ trương về một hiện tượng trừu tượng, trôi vào quá khứ ngay vào lúc nó xuất hiện (hiện hữu để không còn hiện hữu), nằm giữa một tương lai không hiện hữu vì chưa xảy đến và một quá khứ đã đi qua. Hiện tại ở đây được gọi là sống động vì nó gắn liền với một hiện hữu cụ thể. Người ta không băn khoăn về sự hiện hữu của nó, nó hiện hữu hay không hiện hữu không còn là vấn đề. Có một hiện hữu cụ thể trong nó, thuộc về nó và “hội nhập” nó. Quan niệm “hội nhập thời gian” được hiểu theo nghĩa ấy, hội nhập “hiện tại sống động” chính là hội nhập vào “dòng thời gian”.
|
- Conference Paper
Tác giả : Phạm, Thu Trang; Phạm, Hoàng Giang (2024) - Đặc biệt chú ý đến vấn đề con người, Trần Đức Thảo là một trong những tác giả luôn muốn bảo vệ và khẳng định bản chất nhân văn của chủ nghĩa Marx. Những nghiên cứu của Trần Đức Thảo về vấn đề con người, nhân cách được dựa trên cơ sở quan điểm của học thuyết Marx về vấn đề con người. Cách làm của ông không phải là minh họa chủ nghĩa Marx bằng những luận điểm rất đúng của Marx, mà chính là sử dụng phương pháp luận của Marx để triển khai toàn bộ những nghiên cứu cụ thể của mình trong việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về con người như: bản chất con người, ý thức, ngôn ngữ, nguồn gốc loài người, v.v.. Từ đó, ông đã có những đánh giá, khẳng định rằng triết học Marx trong chỉnh thể luôn hướ...
|
- Conference Paper
Tác giả : Phan, Mạnh Toàn (2024) - Trong cuộc đời đầy thăng trầm, thử thách, bằng tư duy và nghị lực phi thường, Giáo sư Trần Đức Thảo vẫn dành nhiều thời gian nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx - Lenin, vận dụng phương pháp luận Marxist vào phân tích, lý giải nhiều vấn đề thực tiễn đất nước đương thời với những nét tư duy khá độc đáo. Thông qua những luận cứ, luận chứng sinh động, ông đã vận dụng phương pháp luận Marxist vào việc tiếp cận vấn đề bản chất con người, qua đó, bảo vệ và góp phần cụ thể hóa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx - Lenin xung quanh vấn đề con người, bản chất con người, mối quan hệ và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa “bản chất giai cấp” và “bản chất con người” nói chung.
|
- Conference Paper
Tác giả : Bùi, Thị Tỉnh (2024) - Trước khi đến với chủ nghĩa Marx, Trần Đức Thảo đã tiếp cận hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh. Song, sớm nhìn ra mặt hạn chế của các trào lưu triết học đó, Trần Đức Thảo đã từ bỏ nó để tiếp thu và khẳng định giá trị của chủ nghĩa Marx trên bình diện chính trị và lịch sử, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và các giá trị về mặt triết học của chủ nghĩa Marx. Kế thừa các giá trị và tiếp thu học thuyết Marx, Trần Đức Thảo đã lý giải các vấn đề triết học và cuộc sống trên lập trường duy vật biện chứng, trong đó có vấn đề sự hình thành con người, nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về nguồn gốc hình thành ý thức, ngôn ngữ từ lập trường h...
|
- Conference Paper
Tác giả : Bùi, Thị Phương Thuỳ (2024) - Trần Đức Thảo là một trong những nhà triết học Việt Nam đầu tiên nổi tiếng ở Pháp và châu Âu. Ông có nhiều bài nghiên cứu khoa học đăng ở các tạp chí trong và ngoài nước. Cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người” của Trần Đức Thảo được viết vào năm 1988, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1989 trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI. Trừ phần tựa, cuốn sách gồm có 7 chương, chủ yếu xoay quanh vấn đề con người và bản chất con người. Tác giả đã chứng minh sự tồn tại của con người nói chung gắn với con người nói riêng. Quan điểm thống nhất con người nói chung với con người nói riêng là điều kiện cơ bản của lý luận để giải quyết cụ thể c...
|
- Conference Paper
Tác giả : Vũ, Công Thương (2024) - Có thể nói, từ lâu, ai cũng biết con người có ý thức và rất nhiều cách lý giải vì sao có ý thức. Song, tác phẩm Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức (Recherche sur l’origine du langage de la conscience) - 1973 xuất bản ở Pháp, vấn đề ý thức đã được làm sáng rõ thêm. Thông qua tác phẩm Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, Trần Đức Thảo muốn dùng chủ nghĩa Marx để trả lời chính vấn đề hóc búa nhất của triết học là ý thức và ngôn ngữ bắt nguồn từ đâu, có từ bao giờ?
|
- Conference Paper
Tác giả : Phạm, Công Thưởng (2024) - Tư tưởng về phép biện chứng duy vật được Trần Đức Thảo đề cập đến trong nhiều bài báo khoa học của ông như: “Hạt nhân
duy lý của phép biện chứng Hegel” (Tạp chí La Pensée - 1956); “Phép biện chứng lôgic trong sự hình thành của tư bản” (Tạp chí La Pensée - 1984); v.v.. Những bài viết này được bạn đọc ở nước ngoài hoan nghênh và khen ngợi. Tiếp cận phép biện chứng duy vật với tính cách là một hệ thống mở, Trần Đức Thảo không chỉ khẳng định giá trị to lớn mà còn đấu tranh bảo vệ, làm sâu sắc hơn nội dung của phép biện chứng duy vật.
|
- Conference Paper
Tác giả : Vi, Van Thao (2024) - Applying Tran Duc Thao’s perspective on human cognition in building people in Vietnam in the context of building a socialist oriented market economy in addition to the achievements, it also leaves behind negative impacts on Vietnamese children’s
consciousness such as promoting material things, disregarding human emotions, the phenomenon of moral decline appearing in a part of young people,... have once again clarified the views about Tran Duc Thao’s personality and the value of those views in theory and practice. At the same time, based on the values of Tran Duc Thao’s perspective on people, we apply them to propose appropriate solutions to build Vietnamese people who can meet the r...
|
- Conference Paper
Tác giả : Lê, Công Sự; Cao, Nguyên (2024) - Trần Đức Thảo là một trong những nhà tư tưởng xuất sắc của lịch sử Việt Nam hiện đại. Cuộc đời tuy có những thăng trầm do thời cuộc, song ông đã cố gắng vượt qua để minh chứng cho lòng trung thành đối với lý tưởng cách mạng. Dù sống trong hoàn cảnh nào, ông cũng cố gắng viết để trình bày suy tư trăn trở của mình đối với những vấn đề triết học cấp thiết của thời đại.
|
- Conference Paper
Tác giả : Phạm, Thị Quỳnh (2024) - Về vấn đề phức cảm Oedipus, đã có nhiều nghiên cứu với các cách tiếp cận của tâm lý học, sinh lý học... Những nghiên cứu đó khẳng định sự tồn tại của phức cảm Oedipus và cho rằng nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý - tính dục của trẻ em. Tuy nhiên, chưa có nghiên nào đề cập đến nguồn gốc của phức cảm Oedipus. Vì thế, cách tiếp cận triết học duy vật lịch sử của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của phức cảm Oedipus là sự bổ sung vô cùng giá trị.
|
- Conference Paper
Tác giả : Vermeren, Patrice (2024) - Dans une célèbre note de Phénoménologie et Matérialisme Dialectique (p.138), Tran Duc Thao évoque le concept husserlien
du Présent vivant, (Lebendige Gegenwart), mouvement de la conscience originaire qui n’est pas dans le temps mais constitue le temps, «temporalité temporalisante toujours présente à elle-même et qui se renouvelle toujours dans une éternité de vie».
|
- Conference Paper
Tác giả : Nguyễn, Thị Kiều Oanh (2024) - Hiện tượng học Husserl phản ánh những vấn đề căn bản của con người phương Tây trong thời đại của ông, đó là vấn đề tha hóa tinh thần. Với hiện tượng học của mình, Husserl đã phát hiện ra vấn đề cốt tử của thời hiện đại và đưa ra được một giải pháp để cá nhân tìm kiếm tự do đích thực của mình và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tự do ấy. Theo Husserl, nhiệm vụ của hiện tượng học là vạch ra nội dung, nghĩa của đối tượng đã bị thay thế bằng vô số từ, ý kiến và đánh giá thiên kiến. Chính vì vậy, hiện tượng học Husserl trở thành một trong các tiền đề lý luận của triết học hiện đại và có ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình lịch sử triết học hiện đại. Và, những tư tưởng triết học của Trần Đứ...
|
- Conference Paper
Tác giả : Nguyễn, Thị Như; Đặng, Hà Chi (2024) - Công trình Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng được Paul Ricoeur ca ngợi là “rất xuất sắc” - còn theo Jean-François Lyotard là “một cuốn sách nhỏ xuất sắc mà tôi muốn giới thiệu”, và được Roland Barthes đánh giá là “rất xuất chúng”. Công trình này của Trần Đức Thảo có cấu trúc gồm hai nội dung chính: 1/ sự phân tích kỹ lưỡng bước chuyển từ hiện tượng học Husserl đến chủ nghĩa duy vật biện chứng như tiêu đề của phần thứ nhất “Phương pháp của hiện tượng học và nội dung thực sự thực tế của nó”; 2/ mô tả về “Phép biện chứng của sự vận động hiện thực” lịch sử. Vì vậy, công trình này được viết theo hai bước: bước thứ nhất (được viết từ năm 1942 đến năm 1950) “trình bày những đặc ...
|
- Conference Paper
Tác giả : Phan, Thành Nhâm; Lê, Thị Vinh (2024) - Nhân học Marxist là trường phái nhân học chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tác phẩm của Karl Marx, một triết gia và nhà kinh tế học người Đức. Nhân học Marxist hướng đến giải đáp vấn đề chính yếu của nó, đó là vấn đề con người và bản chất con người là gì? Nhân học Marxist tiếp cận vấn đề con người từ góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề xuất giả thuyết về nguồn gốc con người, rằng con người tiến hóa từ loài vượn thông qua quá trình lao động hợp tác, được đặc trưng bởi việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
|
- Conference Paper
Tác giả : Trần, Thị Thúy Ngọc; Hoàng, Tùng Dương (2024) - Maurice Merleau - Ponty (14/5/1908 - 3/3/1961) là một nhà triết học hiện sinh, một nhà hoạt động chính trị người Pháp sống ở thế kỷ XX. Ông được biết tới là một hiện tượng học, và những bài viết về chính trị ở trên tạp chí Les Temps Modernes. Ông cũng có quan hệ về mặt tư tưởng, và có những ảnh hưởng sâu sắc với các triết gia Pháp nổi danh đương thời khác như Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir… Song song với đó, Merleau - Ponty là thầy của một triết gia người Việt Nam rất có ảnh hưởng đến nền triết học Việt Nam nói chung và đến lịch sử giảng dạy và nghiên cứu triết học tại Khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng: Giáo sư Trần Đức Thảo.
|
- Conference Paper
Tác giả : Lương, Thuỳ Liên (2024) - Trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người”, trên tinh thần thấm nhuần “phương pháp
làm việc biện chứng”, với những suy tư triết học sâu sắc và những trải nghiệm từ cuộc sống nhiều thăng trầm của mình, nhà triết học Việt Nam, Trần Đức Thảo, đã thâu thái được những tinh hoa trong quan niệm về bản chất con người của triết học Marx - Lenin. Đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người” không chỉ ở chỗ ông đã hệ thống hóa, trừu tượng hóa những quan niệm về bản chất con người của triết học Marx - Lenin thành một nguyên tắc phương pháp luận, mà còn vì, từ quan điểm thực tiễn ông đã bổ sung, phá...
|
- Conference Paper
Tác giả : Huynh, Tuan Linh (2024) - Tran Duc Thao (1917 − 1993) is a modern Vietnamese philosopher. During his research, he left us many philosophical works of profound theoretical and practical value. With those great contributions, he received recognition and appreciation from intellectuals at home and abroad. For example, “Tran Duc Thao is an outstanding philosopher of Vietnam and the world” (Vu Khieu); is a “tireless thinker” (Ha Xuan Truong); “is one of the scholars and experts in phenomenology” (Jacopo D’Alonzo). However, in the movement and development of the history of human thought, there is also the uncompromising struggle of philosophical schools, especially between materialism and idealism. In particular, th...
|
- Conference Paper
Tác giả : Nguyen, Huyen Linh (2024) - Intuition, deriving from the Latin word “Intuitere,” refers to a form of immediate knowledge, and therefore, it is a type of knowledge that is self-evident. This term holds a central position in Descartes’ theory of knowledge, where the foundational principle of his method is to establish all knowledge based on fundamental evidence, known through intuition. Descartes’ famous assertion, “Cogito, ergo sum” (“I think, therefore I am”), exemplifies such a form of knowledge, where certainty about one’s existence is attained through intuition. Hence, intuition is a primary factor intricately tied to inference. In the realm of philosophy, intuition assumes particular significance as it chall...
|
- Conference Paper
Tác giả : Phan, Thanh Khôi (2024) - Tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người (Vấn đề con người) được GS. Trần Đức Thảo (1917 - 1993) viết vào thời gian sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội là mốc son đánh dấu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Tác phẩm là tài liệu nghiên cứu lý luận, báo cáo với Trung ương Đảng và sau đó được NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000. Tác phẩm với hơn 200 trang, gồm hai phần: Lời tựa và phần nội dung chính (7 chương). Đứng vững trên quan điểm triết học Marxist, đồng thời thẳng thắn phê phán các tư tưởng sai trái, mà điển hình là chủ nghĩa “lý luận không có con người” (antihumanisme théorique), tác giả - Trần ...
|