SIS - Conference Papers : [116]

Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?
Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 116 tài liệu
  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p837-839.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Văn Thư; Nguyễn, Xuân Cao (2013)

  • Đây là tư liệu Hán Nôm gốc vô cùng quý giá, mang nhiều giá trị lịch sử góp phần tìm hiểu về nội dung cũng như lịch sử tồn tại, phát triển của nghi lễ hát chầu văn, đồng thời bổ sung thêm tư liệu hồ sơ “Nghi lễ chầu văn của ngườị Việt" ở Nam Định, đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.Cuốn sách bổ sung thêm tư liệu để nghiên cứu tìm hiểu nội dung, giá trị của từng bài văn chầu, hành trạng, sự tích từng nhân vật...trong hệ thống thờ Mẫu tại Nam Định.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p821-836.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Somrak, Chaisingkananoni (2013)

  • Bài viết này xem xét việc thờ cúng nữ thần của người Choang ở tinh Tianyang thuộc Khu tự trị người Choang Quảng Tây. Trước tiên bài viết sẽ cung cấp một cách ngắn gọn và sơ lược về lịch sử của người Choang và các thực hành tôn giáo của họ. Tiếp đến, nó xẽ đi vào tìm hiểu cách thức mà những người dân Tianyang đã sử dụng để đấu tranh cho không gian nghi lễ của mình ở núi Ganzhuang trước sức ép của một chính sách gây nhiều tranh cãi liên quan đến phát triển du lịch văn hóa Buluotuo. Cuối cùng, bài viết sẽ vạch ra những lớp phức tạp trong việc thờ cúng Mae Nang mà ở đó cho thấy một sự pha trộn, hổ lốn giữa nữ thần địa phương và Guanyin trong thực hành tôn giáo đại chúng. Trường hợp này ch...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p802-820.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Anh Tuấn (2013)

  • Bài viết này hướng đến định vị một hướng tiếp cận cho hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm ở Việt Nam hiện nay từ góp nhìn nhân học văn hóa và thử gắn kết hiện tượng này trong dòng chảy nghiên cứu về lên đồng thông qua quan hệ tương liên giữa lên đồng và tìm mộ bằng ngoại cảm.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p789-801.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Trần, Mạnh Tiến (2013)

  • Tục thờ Mầu ở xứ Tuyên là một tín ngưỡng lâu đời của cộng đồng các dân tộc với ý thức hướng tới cội nguồn và khát vọng hoà bình hạnh phúc được hình thành từ môi trường địa lý, lịch sử và tập quán dân gian. Đó là hình thái ý thức cổ xưa đồng hành với quan niệm vạn vật hữu linh và đa thần giáo trong đời sống của đồng bào. Đó là những thuần phong mĩ tục, có ý nghĩa giáo dục truyền thống và bảo vệ môi trường. Song mỗi nơi thờ phụng có những tích thần riêng. Chúng tôi xin đề cập tới một số tích Thần tiêu biểu nơi thờ Mầu, để thấy được một loại hình tín ngưỡng độc đáo của xứ Tuyên.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p781-788.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Hồ, Đức Thọ (2013)

  • Mấy đơn cử trên trong tín ngưỡng của cộng đồng người Việt nói lên niềm tin trong tín ngưỡng Thần linh, linh hồn vừa phản ảnh việc làm trong nghi lễ xuất phát từ niềm tin. Dưới ánh sáng khoa học, xã hội tộc người văn minh hơn, nhưng vẫn còn thấy tư duy niềm tin Thần linh ở chính đời sống con người hiện đại. Phải chăng từ niềm tin mà có hiệu ứng, có niềm tin lại có sự thăng hoa trong hầu đồng nên có kết quả tốt đẹp, khiến con người trân trọng bảo tồn, coi đây là di sản vàn hoá phi vật thể liên quan đến đời sống cộng đồng, không thể xem nhẹ và cũng không thể coi là mê tín dị đoan.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p762-780.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Trần, Hồng Liên (2013)

  • Bài viết nêu lên những đặc điểm thờ Mẩu ở Nam Bộ trong sự so sánh với ở Bắc, Trung bộ và với một số nơi khác trong khu vực có thờ Mẫu, góp phần nhận diện những giá trị tinh thần trong tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, nêu lên đặc trưng tín ngưỡng mang yếu tố văn hoá vùng Nam Bộ; đồng thời cũng góp phần nhận diện quy luật thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá Việt Nam, để từ đó gợi mở hướng bảo tồn các giả trị tinh thần này trong bối cảnh hội nhập.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p747-761.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Dương, Hoàng Lộc (2013)

  • Miếu Bà An Thuận hiện tọa lạc tại ấp An Thuận, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tinh Ben Tre. Đây là một ngôi miếu lớn, khang trang và nằm trong khu vực đông dân cư. Năm 2007 và 2008, chúng tôi đi điền dã nhiều lần tại địa bàn xã An Thủy và đến viếng Miếu Bà An Thuận. Tại ngôi chánh điện của miếu, ờ gian thờ chính, chúng tôi thấy có bức tranh kiếng được thờ khá lớn, màu đỏ, chiều dài khoảng một mét và ngang nửa mét, phần phía trên bức tranh có khắc chữ Hán khá rõ: “Thập Nhị Thánh Mầu”. Bức tranh vẽ chân dung mười hai vị phật, bồ tát và mẫu. Phía dưới mỗi hình ảnh là dòng chữ Hán ghi rõ tên mỗi vị. Qua nhiều lần phỏng vấn các vị cao niên phụ trách hương khói tại đây thì biết rằng bức tranh nà...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p737-746.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Bích Hà (2013)

  • Tín ngưỡng thờ mẫu ờ Việt Nam có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn đang tồn tại và phát triển. Các tín đồ sùng mẫu ngày càng nhiều, các vấn đề có Hên quan đến đạo mẫu ngày càng được nghiên cứu, mổ xẻ, đánh giá và dường như càng gần với hiện thực hơn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề thuộc nội hàm của đạo mẫu vẫn chưa được khai thác hết, chưa được lí giải cặn kẽ và hợp lí. Chẳng hạn, tại sao ở Việt Nam đạo Mau lại liên quan đến tục lên đồng? Tại sao tục thờ ngũ hổ hay ông lốt lại thờ trong điện Mầu mà không phải ở những thờ tự khác cùa người Việt? Những tín hiệu văn hóa đó còn ẩn chứa điều gì?... Do thời gian diễn ra quá dài, lại trải qua nhiều sự kiện lịch sử và sinh hoạt quan trọng được đan xe...

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(33).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Jo, Caust (2012)

  • Lễ hội, lễ kỷ niệm và nghi lễ luôn là một phần quan trọng trong niên lịch của phần lớn các cộng đồng. Lễ hội là những cột mốc thời gian về tôn giáo, xã hội, văn hóa, kinh tế quan trọng của cộng đồng (Derrett 2003; McDonnell và những tác giả khác 2005). Có những trường hợp, vai trò của lễ hội là đế vui chơi, kỷ niệm các sự kiện, và trong những trường hợp khác, lễ hội mang tính thiêng liêng. Dù mục tiêu của lễ hội là gì thì nó cũng là một khoảng thời gian đầy ắp các hoạt động làm thay đổi đời sống thường ngày của cộng đồng. Quan sát trên thực tế cho thấy lề hội có vẻ như làm thời gian ngưng lại và có thể làm biến đổi các cá nhân và cộng đồng (Getz 2008). Nghiên cứu về lễ hội đã trở th...

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(32).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Jing, Wang (2012)

  • Tết Nguyên đán Trung Quốc là một lễ hội dân gian quan trọng không những ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Ở Trung Quốc, lễ hội này được lưu truyền từ đời này sang đời khác và lưu giữ một truyền thống văn hóa luôn biết thích nghi với những biến đổi của xã hội Trung Quốc. Còn ở các nước khác, tết Nguyên đán dần trở thành một sự kiện văn hóa mẫu mực và trong quá trình du nhập, đã có nhiều biến đổi liên quan đến cộng đồng kiểu dân và những nước sở tại.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(31).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Hyung, Yu Park (2012)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là những hình thức di sản văn hóa phi vật chất, bao gồm các lỗ hội, nghi thức, ngôn ngữ, âm nhạc và truyền thông truyền miệng. Trong văn học mang tính học thuật, người ta luôn nhấn mạnh di sản văn hóa vật thể (những hiện vật còn lại từ quá khứ) như là kho tàng di sản văn hóa quốc gia, trong khi đó ý nghĩa và giá trị văn hóa của văn hóa phi vật thể lại không được công nhận một cách đầy đủ. Tuy vậy, trong những năm gần đây, người ta ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa phi vật thể như là cơ sở để mở rộng phạm vi và loại hình di sản văn hóa (Munịeri, 2004; Ahmad, 2006; Park. 2010).

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(30).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Duy Hy (2012)

  • Lễ hội là một trong những di sản văn hóa phi vật thể. Nó vừa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc, địa phương vừa là loại hình có sự tham gia và đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân nhất hiện nay. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong thời gian hiện nay và thời gian tới là một việc làm cấp thiết. Việc làm này đặt ra không phải chỉ trước mắt mà phải về lâu dài đòi hỏi phải khoa học, bài bản và hết sức thực tế mới thiết thực và hiệu quả.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(28).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Thu Hường (2012)

  • Lịch sử văn hóa nhân loại khởi đầu từ thời đại đồ đá (khoảng 3 triệu năm trước đây) bắt nguồn cùng lúc với việc vượn người trong quá trình cọ sát thiên nhiên, biết chế tạo công cụ bằng đá phục vụ cho nhu cầu sinh tồn và phát triển. Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã biết sừ dụng đá để phục vụ cuộc sống: làm công cụ lao động (rìu đá, bàn nghiền đá, chày đá, công cụ nạo, công cụ chặt.. tạo ra lửa để nấu chín thức ăn (bằng cách dùng các mẩu đá va chạm mạnh vào nhau), dùng đá làm đồ trang sức (chuỗi vòng cổ, vòng đeo tay, khuyên tai...), dùng đá trong các hoạt động mang tính ma thuật, tín ngưỡng (thờ đá để cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, cầu sinh con theo ý muốn, cầu ch...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p730-736.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Đặng, Văn Bài; Nguyễn, Thị Thu Trang (2013)

  • Bài viết khẳng định có một loại hình văn hóa thờ Nữ thần/ Đạo Mầu thuần Việt có nguồn gốc bản địa, lâu đời, góp phần xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh một khía cạnh độc đáo trong bàn sắc văn hóa dân tộc. Và có thể coi đây là những cơ sở khoa học bước đầu để giúp các nhà quản lý xác định thái độ ứng xử văn hóa đối với “Đạo Mầu” nói chung và các thiết chế gắn với tín ngưỡng thờ Mầu nói riêng như là những di tích lịch sử, văn hóa độc đáo của đất nước. Đó cũng là mong muốn góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về tự do tôn giáo, tín ngưỡng và xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(27).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Xuân Hương (2012)

  • Chỉ cách đây khoảng dăm năm thôi, lễ hội này ở các làng ven biển Đà Nẵng diễn ra thường niên, náo nhiệt để cầu an, cầu ngư đầu năm. Người làm biển tránh gọi là "lễ cầu ngư" mà là 'lễ nghinh ông Sanh", mặc dù thực chất đây là lễ rước thần Đông Hải (cá voi sống) ngoài biển về chúng lễ tế Ông Tử - thần Nam Hải (cá voi đã hoá) để cầu thần độ tri cho "cá đổ đầy khoang, con dân đi biển bình an".

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(26).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Xuân Hồng (2012)

  • Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn lễ hội là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa của lễ hội. Phát triển vận động theo quy luật khách quan, đem lại những biến đổi các giá trị văn hóa của lễ hội nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Bảo tồn và phát triển lễ hội không phải là hoạt động cản trờ lẫn nhau, mà trong một chừng mực nào đó bảo tồn còn là cơ sở cho sự phát triển lễ hội theo đúng hướng. Thông qua phát triển, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội nhàm thể hiện bản sắc riêng của mình.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p718-729.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Cảnh Dương (2013)

  • Bài viết đề cập đến một dấu ấn tâm linh, một cảm nhận về vùng đất thiêng này là một hoạt động văn hóa tâm linh rất gắn bó với đời sống con người một phiên chợ độc nhất vô nhị trong năm: Chợ Viềng (hay còn gọi chợ Phủ) và Hội Mẹ tháng Ba để thường thức những giá trị văn hóa độc đáo.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(25).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Ngọc, Lý Hiển (2012)

  • Trong số hơn 128 ngàn cư dân dân tộc Cơ Ho sinh sống trên đất Lâm Đồng, người Cơ Ho nhóm Srê có số lượng đông hơn cả - khoảng 40 ngàn người. Họ cư trú chủ yếu tại huyện Di Linh, Lâm Dồng, sống định canh, định cư và gán bó với cây lúa nước, tên gọi Srê cũng xuất phát từ đặc trưng hình thức sinh hoạt kinh tế này (trong ngôn ngữ Cơ Ho - Mạ, từ srê nghĩa là ruộng). Do vậy, trong ngôn ngừ bản địa không phái bất kì một nhóm tộc nào trồng lúa nước cũng được họi là cau sre (đọc là chao srê) như người Mạ ở bònpáng, bòn gor (nay thuộc thị trấn Đồng Nai huyện Cát Tiên), người Cơ Ho nhóm Lạch ở chân núi Lang Biang, ... Văn hoá truyền thống của người Srê ngoài những tương đồng với các nhóm Cơ Ho ...

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 116 tài liệu

SIS - Conference Papers : [116]

Bạn muốn nhận thông báo về tài liệu mới của bộ sưu tập qua email?
Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 116 tài liệu
  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p837-839.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Văn Thư; Nguyễn, Xuân Cao (2013)

  • Đây là tư liệu Hán Nôm gốc vô cùng quý giá, mang nhiều giá trị lịch sử góp phần tìm hiểu về nội dung cũng như lịch sử tồn tại, phát triển của nghi lễ hát chầu văn, đồng thời bổ sung thêm tư liệu hồ sơ “Nghi lễ chầu văn của ngườị Việt" ở Nam Định, đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, tiến tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.Cuốn sách bổ sung thêm tư liệu để nghiên cứu tìm hiểu nội dung, giá trị của từng bài văn chầu, hành trạng, sự tích từng nhân vật...trong hệ thống thờ Mẫu tại Nam Định.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p821-836.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Somrak, Chaisingkananoni (2013)

  • Bài viết này xem xét việc thờ cúng nữ thần của người Choang ở tinh Tianyang thuộc Khu tự trị người Choang Quảng Tây. Trước tiên bài viết sẽ cung cấp một cách ngắn gọn và sơ lược về lịch sử của người Choang và các thực hành tôn giáo của họ. Tiếp đến, nó xẽ đi vào tìm hiểu cách thức mà những người dân Tianyang đã sử dụng để đấu tranh cho không gian nghi lễ của mình ở núi Ganzhuang trước sức ép của một chính sách gây nhiều tranh cãi liên quan đến phát triển du lịch văn hóa Buluotuo. Cuối cùng, bài viết sẽ vạch ra những lớp phức tạp trong việc thờ cúng Mae Nang mà ở đó cho thấy một sự pha trộn, hổ lốn giữa nữ thần địa phương và Guanyin trong thực hành tôn giáo đại chúng. Trường hợp này ch...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p802-820.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Anh Tuấn (2013)

  • Bài viết này hướng đến định vị một hướng tiếp cận cho hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm ở Việt Nam hiện nay từ góp nhìn nhân học văn hóa và thử gắn kết hiện tượng này trong dòng chảy nghiên cứu về lên đồng thông qua quan hệ tương liên giữa lên đồng và tìm mộ bằng ngoại cảm.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p789-801.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Trần, Mạnh Tiến (2013)

  • Tục thờ Mầu ở xứ Tuyên là một tín ngưỡng lâu đời của cộng đồng các dân tộc với ý thức hướng tới cội nguồn và khát vọng hoà bình hạnh phúc được hình thành từ môi trường địa lý, lịch sử và tập quán dân gian. Đó là hình thái ý thức cổ xưa đồng hành với quan niệm vạn vật hữu linh và đa thần giáo trong đời sống của đồng bào. Đó là những thuần phong mĩ tục, có ý nghĩa giáo dục truyền thống và bảo vệ môi trường. Song mỗi nơi thờ phụng có những tích thần riêng. Chúng tôi xin đề cập tới một số tích Thần tiêu biểu nơi thờ Mầu, để thấy được một loại hình tín ngưỡng độc đáo của xứ Tuyên.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p781-788.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Hồ, Đức Thọ (2013)

  • Mấy đơn cử trên trong tín ngưỡng của cộng đồng người Việt nói lên niềm tin trong tín ngưỡng Thần linh, linh hồn vừa phản ảnh việc làm trong nghi lễ xuất phát từ niềm tin. Dưới ánh sáng khoa học, xã hội tộc người văn minh hơn, nhưng vẫn còn thấy tư duy niềm tin Thần linh ở chính đời sống con người hiện đại. Phải chăng từ niềm tin mà có hiệu ứng, có niềm tin lại có sự thăng hoa trong hầu đồng nên có kết quả tốt đẹp, khiến con người trân trọng bảo tồn, coi đây là di sản vàn hoá phi vật thể liên quan đến đời sống cộng đồng, không thể xem nhẹ và cũng không thể coi là mê tín dị đoan.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p762-780.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Trần, Hồng Liên (2013)

  • Bài viết nêu lên những đặc điểm thờ Mẩu ở Nam Bộ trong sự so sánh với ở Bắc, Trung bộ và với một số nơi khác trong khu vực có thờ Mẫu, góp phần nhận diện những giá trị tinh thần trong tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, nêu lên đặc trưng tín ngưỡng mang yếu tố văn hoá vùng Nam Bộ; đồng thời cũng góp phần nhận diện quy luật thống nhất trong đa dạng của nền văn hoá Việt Nam, để từ đó gợi mở hướng bảo tồn các giả trị tinh thần này trong bối cảnh hội nhập.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p747-761.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Dương, Hoàng Lộc (2013)

  • Miếu Bà An Thuận hiện tọa lạc tại ấp An Thuận, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tinh Ben Tre. Đây là một ngôi miếu lớn, khang trang và nằm trong khu vực đông dân cư. Năm 2007 và 2008, chúng tôi đi điền dã nhiều lần tại địa bàn xã An Thủy và đến viếng Miếu Bà An Thuận. Tại ngôi chánh điện của miếu, ờ gian thờ chính, chúng tôi thấy có bức tranh kiếng được thờ khá lớn, màu đỏ, chiều dài khoảng một mét và ngang nửa mét, phần phía trên bức tranh có khắc chữ Hán khá rõ: “Thập Nhị Thánh Mầu”. Bức tranh vẽ chân dung mười hai vị phật, bồ tát và mẫu. Phía dưới mỗi hình ảnh là dòng chữ Hán ghi rõ tên mỗi vị. Qua nhiều lần phỏng vấn các vị cao niên phụ trách hương khói tại đây thì biết rằng bức tranh nà...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p737-746.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Bích Hà (2013)

  • Tín ngưỡng thờ mẫu ờ Việt Nam có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn đang tồn tại và phát triển. Các tín đồ sùng mẫu ngày càng nhiều, các vấn đề có Hên quan đến đạo mẫu ngày càng được nghiên cứu, mổ xẻ, đánh giá và dường như càng gần với hiện thực hơn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề thuộc nội hàm của đạo mẫu vẫn chưa được khai thác hết, chưa được lí giải cặn kẽ và hợp lí. Chẳng hạn, tại sao ở Việt Nam đạo Mau lại liên quan đến tục lên đồng? Tại sao tục thờ ngũ hổ hay ông lốt lại thờ trong điện Mầu mà không phải ở những thờ tự khác cùa người Việt? Những tín hiệu văn hóa đó còn ẩn chứa điều gì?... Do thời gian diễn ra quá dài, lại trải qua nhiều sự kiện lịch sử và sinh hoạt quan trọng được đan xe...

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(33).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Jo, Caust (2012)

  • Lễ hội, lễ kỷ niệm và nghi lễ luôn là một phần quan trọng trong niên lịch của phần lớn các cộng đồng. Lễ hội là những cột mốc thời gian về tôn giáo, xã hội, văn hóa, kinh tế quan trọng của cộng đồng (Derrett 2003; McDonnell và những tác giả khác 2005). Có những trường hợp, vai trò của lễ hội là đế vui chơi, kỷ niệm các sự kiện, và trong những trường hợp khác, lễ hội mang tính thiêng liêng. Dù mục tiêu của lễ hội là gì thì nó cũng là một khoảng thời gian đầy ắp các hoạt động làm thay đổi đời sống thường ngày của cộng đồng. Quan sát trên thực tế cho thấy lề hội có vẻ như làm thời gian ngưng lại và có thể làm biến đổi các cá nhân và cộng đồng (Getz 2008). Nghiên cứu về lễ hội đã trở th...

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(32).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Jing, Wang (2012)

  • Tết Nguyên đán Trung Quốc là một lễ hội dân gian quan trọng không những ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Ở Trung Quốc, lễ hội này được lưu truyền từ đời này sang đời khác và lưu giữ một truyền thống văn hóa luôn biết thích nghi với những biến đổi của xã hội Trung Quốc. Còn ở các nước khác, tết Nguyên đán dần trở thành một sự kiện văn hóa mẫu mực và trong quá trình du nhập, đã có nhiều biến đổi liên quan đến cộng đồng kiểu dân và những nước sở tại.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(31).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Hyung, Yu Park (2012)

  • Di sản văn hóa phi vật thể là những hình thức di sản văn hóa phi vật chất, bao gồm các lỗ hội, nghi thức, ngôn ngữ, âm nhạc và truyền thông truyền miệng. Trong văn học mang tính học thuật, người ta luôn nhấn mạnh di sản văn hóa vật thể (những hiện vật còn lại từ quá khứ) như là kho tàng di sản văn hóa quốc gia, trong khi đó ý nghĩa và giá trị văn hóa của văn hóa phi vật thể lại không được công nhận một cách đầy đủ. Tuy vậy, trong những năm gần đây, người ta ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa phi vật thể như là cơ sở để mở rộng phạm vi và loại hình di sản văn hóa (Munịeri, 2004; Ahmad, 2006; Park. 2010).

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(30).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Duy Hy (2012)

  • Lễ hội là một trong những di sản văn hóa phi vật thể. Nó vừa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc, địa phương vừa là loại hình có sự tham gia và đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân nhất hiện nay. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong thời gian hiện nay và thời gian tới là một việc làm cấp thiết. Việc làm này đặt ra không phải chỉ trước mắt mà phải về lâu dài đòi hỏi phải khoa học, bài bản và hết sức thực tế mới thiết thực và hiệu quả.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(28).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Thu Hường (2012)

  • Lịch sử văn hóa nhân loại khởi đầu từ thời đại đồ đá (khoảng 3 triệu năm trước đây) bắt nguồn cùng lúc với việc vượn người trong quá trình cọ sát thiên nhiên, biết chế tạo công cụ bằng đá phục vụ cho nhu cầu sinh tồn và phát triển. Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã biết sừ dụng đá để phục vụ cuộc sống: làm công cụ lao động (rìu đá, bàn nghiền đá, chày đá, công cụ nạo, công cụ chặt.. tạo ra lửa để nấu chín thức ăn (bằng cách dùng các mẩu đá va chạm mạnh vào nhau), dùng đá làm đồ trang sức (chuỗi vòng cổ, vòng đeo tay, khuyên tai...), dùng đá trong các hoạt động mang tính ma thuật, tín ngưỡng (thờ đá để cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, cầu sinh con theo ý muốn, cầu ch...

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p730-736.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Đặng, Văn Bài; Nguyễn, Thị Thu Trang (2013)

  • Bài viết khẳng định có một loại hình văn hóa thờ Nữ thần/ Đạo Mầu thuần Việt có nguồn gốc bản địa, lâu đời, góp phần xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh một khía cạnh độc đáo trong bàn sắc văn hóa dân tộc. Và có thể coi đây là những cơ sở khoa học bước đầu để giúp các nhà quản lý xác định thái độ ứng xử văn hóa đối với “Đạo Mầu” nói chung và các thiết chế gắn với tín ngưỡng thờ Mầu nói riêng như là những di tích lịch sử, văn hóa độc đáo của đất nước. Đó cũng là mong muốn góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về tự do tôn giáo, tín ngưỡng và xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(27).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Xuân Hương (2012)

  • Chỉ cách đây khoảng dăm năm thôi, lễ hội này ở các làng ven biển Đà Nẵng diễn ra thường niên, náo nhiệt để cầu an, cầu ngư đầu năm. Người làm biển tránh gọi là "lễ cầu ngư" mà là 'lễ nghinh ông Sanh", mặc dù thực chất đây là lễ rước thần Đông Hải (cá voi sống) ngoài biển về chúng lễ tế Ông Tử - thần Nam Hải (cá voi đã hoá) để cầu thần độ tri cho "cá đổ đầy khoang, con dân đi biển bình an".

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(26).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Xuân Hồng (2012)

  • Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn lễ hội là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa của lễ hội. Phát triển vận động theo quy luật khách quan, đem lại những biến đổi các giá trị văn hóa của lễ hội nhằm vươn tới cái đẹp hơn cho cuộc sống của con người. Bảo tồn và phát triển lễ hội không phải là hoạt động cản trờ lẫn nhau, mà trong một chừng mực nào đó bảo tồn còn là cơ sở cho sự phát triển lễ hội theo đúng hướng. Thông qua phát triển, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội nhàm thể hiện bản sắc riêng của mình.

  • VAN HOA THO NU THAN MAU O VIET NAM VA CHAU A BAN SAC VA GIA TRI_p718-729.pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Nguyễn, Thị Cảnh Dương (2013)

  • Bài viết đề cập đến một dấu ấn tâm linh, một cảm nhận về vùng đất thiêng này là một hoạt động văn hóa tâm linh rất gắn bó với đời sống con người một phiên chợ độc nhất vô nhị trong năm: Chợ Viềng (hay còn gọi chợ Phủ) và Hội Mẹ tháng Ba để thường thức những giá trị văn hóa độc đáo.

  • BaoTonVaPhatHuyLehoiCoTruyenTrongXHVNDD(25).pdf.jpg
  • Conference paper


  • Tác giả : Ngọc, Lý Hiển (2012)

  • Trong số hơn 128 ngàn cư dân dân tộc Cơ Ho sinh sống trên đất Lâm Đồng, người Cơ Ho nhóm Srê có số lượng đông hơn cả - khoảng 40 ngàn người. Họ cư trú chủ yếu tại huyện Di Linh, Lâm Dồng, sống định canh, định cư và gán bó với cây lúa nước, tên gọi Srê cũng xuất phát từ đặc trưng hình thức sinh hoạt kinh tế này (trong ngôn ngữ Cơ Ho - Mạ, từ srê nghĩa là ruộng). Do vậy, trong ngôn ngừ bản địa không phái bất kì một nhóm tộc nào trồng lúa nước cũng được họi là cau sre (đọc là chao srê) như người Mạ ở bònpáng, bòn gor (nay thuộc thị trấn Đồng Nai huyện Cát Tiên), người Cơ Ho nhóm Lạch ở chân núi Lang Biang, ... Văn hoá truyền thống của người Srê ngoài những tương đồng với các nhóm Cơ Ho ...

Danh sách tài liệu trong bộ sưu tập (Sắp xếp theo "Ngày nhập " với thứ tự "Giảm dần "): Hiển thị 1-20 trong tổng số 116 tài liệu