- Thesis
Tác giả : Hoàng, Văn Hoan (2019) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang nổi lên như một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nhiệt độ trung bình toàn cầu, thước đo phổ biến nhất hiện nay về thực trạng khí hậu toàn cầu, đã cho thấy xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu. Trong 100 năm qua (1906-2005) khí hậu toàn cầu đã tăng 0.70C UNDP 2008, tr. 34). Nhiệt độ toàn cầu tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng băng tan tại ác cực khiến cho mức nước biển dâng lên. Các nghiên cứu về số liệu quan trắc trên oàn cầu cho thấy mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961-2003 đã dâng với tốc độ 1.8+-0.5mm/năm (MONRE 2012, tr. 5). Nước biển dâng đã và đang gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông n...
|
- Thesis
Tác giả : Phạm, Quang Hà (2019) - Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (BDKH.10)” được thực hiện trong 2 năm (2012-2013), thuộc chương trình khoa học công nghệ (KHCN-BĐKH/11-15) phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu của đề tài là tập trung vào (i) Đánh giá được hiện trạng sản xuất nông nghiệp và một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía); (ii) Xác định được diễn biến, xu hướng tác động và mức độ thiệt hại do hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tƣơng, mía); (iii) Dự báo được thay đổi năng suất, s...
|
- Thesis
Tác giả : Bùi, Thị Phương Loan (2019) - Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007) và Stern (2009), khi quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu những tác động ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực, tuy nhiên chiều hướng tiêu cực chiếm đa số. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất và sản lượng, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng đẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất trồng, nhiều vùng không thể tiếp tục canh tác hoặc giảm năng suất; nhiệt độ tăng còn gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước để tiếp tục canh tác. Sự thay đổ...
|
- Thesis
Tác giả : Lê, Văn Thăng (2019) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 [3]. BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của Trái đất và của nhân loại. Theo những đánh giá gần đây của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH. Cuối năm 2011, tại Hội nghị BĐKH của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Durban (Nam Phi) điều đó cũng đã được khẳng định lại. Ý kiến của các chuyên gia cho rằng BĐKH đối với Việt Nam là một nguy cơ lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho...
|
- Thesis
Tác giả : Nguyễn, Văn Hiệp (2019) - Con người ngày càng có nh ng hiểu biết sâu rộng hơn về khoa học biến đổi khí hậu cũng như nh ng tác động của BĐKH đối với môi trường, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, IPCC không ngừng cập nhật các kịch bản để bổ sung các thông tin và hiểu biết mới nhất của nhân loại vào các kịch bản BĐKH và NBD toàn cầu. Cho tới nay, IPCC đã thực hiện năm lần xây dựng và cập nhật kịch bản BĐKH và NBD, lần 1 năm 1990, lần 2 năm 1995, lần 3 năm 2001, lần 4 năm 2007 và lần 5 năm 2015 với tập số liệu cập nhật mới nhất CMIP5. Trong CMIP5, IPCC đã thay thế các kịch bản kinh tế xã hội trước đây ằng các kịch bản phát khí nhà kính RCP. Thêm vào đó, so với CMIP3, CMIP5 đã cập nhật bốn thành phần cơ ản của hệ th...
|
- Thesis
Tác giả : Đào, Trung Chính (2019) - Trong những năm qua, nhiều giải pháp cụ thể có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất giúp Việt Nam ứng phó với BĐKH đã được nhiều ngành thực hiện. Đối với lĩnh vực quản lý đất đai việc giám sát, cảnh báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu, phương pháp thuộc hệ thống giám sát chung, chưa đáp ứng đối với những khu vực đặc thù. Để có các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm thích ứng và giảm thiểu những tác hại do biến đổi khí hậu gây nên đối với tài nguyên đất cần có một hệ thống giám sát mà trước hết là khung giám sát tài nguyên đất (bộ tiêu chí và phương pháp) đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thuộc hệ t...
|
- Thesis
Tác giả : Mai, Trọng Nhuận (2019) - Vùng ven biển Việt Nam có chiều dài hơn 3.200 km, giàu tài nguyên nhưng cũng chịu tác động mạnh bởi nhiều tai biến (bão, lũ, xói lở, nhiễm mặn, v.v…), có vị trí đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mặt khác, đới ven biển Việt Nam là sản phẩm của các quá trình địa chất, thủy văn, hải văn, khí tượng, sinh học và hoạt động nhân sinh, rất nhạy cảm với BĐKH và thiên tai và hoạt động nhân sinh, đặc biệt là đô thị hoá, công nghiệp hoá. Đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, nhất là vùng ven biển, không theo định hướng phát triển bền vững (PTBV) đang làm trầm trọng thêm các tác động và tổn t...
|
- Thesis
Tác giả : Bùi, Thị Phương Loan (2019) - Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007) và Stern (2009), khi quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu những tác động ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực, tuy nhiên chiều hướng tiêu cực chiếm đa số. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất và sản lượng, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng đẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn và ngập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất trồng, nhiều vùng không thể tiếp tục canh tác hoặc giảm năng suất; nhiệt độ tăng còn gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán kéo dài làm nhiều vùng thiếu nước để tiếp tục canh tác. Sự thay đổ...
|
- Thesis
Tác giả : Nguyễn, Viết Thành; Nguyễn, Thị Vĩnh Hà; Nguyễn, Quốc Việt (2019) - Khai thác và nuôi trồng thủy sản là nguồn sinh kế và thu nhập quan trọng cho hàng trăm triệu người và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm, protein cho hàng tỉ người tiêu dùng trên khắp thế giới [59]. Theo nghiên cứu của Dyck và Sumaila [52], tổng thu nhập trực tiếp của riêng nghề khai thác cá biển thế giới ước tính khoảng từ 80–85 tỉ đô la hàng năm, nếu tính cả chế biến và các ngành dịch vụ phụ trợ khác thì tổng thu nhập ước tính 220 đến 235 tỉ đô la hàng năm. Đóng góp của khai thác và nuôi trồng thủy sản thường là đáng kể so với nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, dao động từ 0,5% đến 2,5%, có nước đến hơn 7% GDP [56]. Tại hầu hết các quốc gia có biển có thu nhập trung bình và thấp,...
|
- Thesis
Tác giả : Phạm, Văn Thanh (2019) - Hệ sinh thái (HST) đầm phá ven biển của Việt Nam chủ yếu phân bố ở khu vực miền Trung, với hệ thống các đầm phá lớn, nhỏ chạy dọc ven biển. Tất cả các đầm phá này của Việt Nam đều thuộc loại lagoon ven bờ nên được hiểu là một phần của biển ven bờ, được tạo ra nhờ một dạng tích tụ thường là cát, có sự phát triển phức tạp bởi tương tác giữa các quá trình biển (sóng, thuỷ triều và dòng biển) và lục địa (sông, vận động kiến tạo khu vực…). Tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện như bão, lũ lụt, nước dâng, sóng lớn… lên HST đầm phá thường rất phức tạp và khó nhận diện. Khu kinh tế mở Nhơn Hội bao gồm một phần của thành phố Quy Nhơn, một phần cảng Quy Nhơn và một số xã của các huyện...
|
- Thesis
Tác giả : Lại, Tiến Dũng (2019) - Xây dựng quy hoạch vùng canh tác lúa phù hợp và né tránh những rủi ro do BĐKH gây ra kết hợp với áp dụng giải pháp chọn tạo và sử dụng giống lúa chống chịu thích ứng, trong đó tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh được xem là một trong những ưu tiên đối với vùng sinh thái hạn nói chung và vùng Duyên hải miền Trung nói riêng. Tuy nhiên, ngoài các giống lúa hiện đang sản xuất tại các địa phương, các giống lúa chịu hạn/lúa cạn cải tiến còn rất ít về số lượng, chủng loại và chưa hoàn toàn đáp ứng kịp thời với yêu cầu của sản xuất và điều kiện BĐKH hiện nay. Việc nghiên cứu đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn hán, xây dựng các bản đồ đánh giá mức độ hạn hán, mức độ thích ứng của các giống l...
|
- Thesis
Tác giả : Lê, Văn Thăng (2019) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 [3]. BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của Trái đất và của nhân loại. Theo những đánh giá gần đây của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH. Cuối năm 2011, tại Hội nghị BĐKH của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Durban (Nam Phi) điều đó cũng đã được khẳng định lại. Ý kiến của các chuyên gia cho rằng BĐKH đối với Việt Nam là một nguy cơ lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho...
|
- Thesis
Tác giả : Mai, Văn Khiêm (2019) - Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trưng cho mỗi địa phương và phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh địa lý của địa phương. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người luôn chịu tác động của khí hậu và bằng nhiều cách khác nhau đã khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu cũng như hạn chế tác động xấu của nó. Khí hậu được khai thác hợp lý và bảo vệ tốt thì đất đai trở nên mầu mỡ, nguồn nước phong phú, cây cối tốt tươi, tính đa dạng sinh học được phát triển, đời sống con ngƣời được cải thiện. Đánh giá được đầy đủ tài nguyên khí hậu góp phần không nhỏ vào phát triển bền vững. Bản đồ khí hậu hay Atlas khí hậu mô tả những đặc điểm tính chất khí hậu ở mỗi vùng địa...
|